Trẻ em vùng cao Nghệ An hào hứng với trò chơi dân gian

(Baonghean.vn) - Dù đời sống xã hội ngày càng phát triển, thế nhưng trong sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Khơ mú… ở Nghệ An có nhiều trò chơi dân gian vẫn được bảo tồn và lưu giữ cho đến tận ngày nay, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Sự hào hứng của các em nhỏ không chỉ là niềm vui mà còn là một nét đẹp trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc.
Trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường hay các cuộc vui chơi ở bản làng vùng cao Nghệ An, nhiều trò chơi dân gian như tò mặc lẹ, đi cà kheo, chọi gụ... vẫn được lưu giữ. Trong ảnh: Giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn) hướng dẫn học sinh chơi trò chơi dân gian. Ảnh: Đào Thọ
Trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường hay các cuộc vui chơi ở bản làng vùng cao Nghệ An, nhiều trò chơi dân gian như tò mặc lẹ, đi cà kheo, chọi gụ... vẫn được lưu giữ. Trong ảnh: Giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn) hướng dẫn học sinh chơi trò chơi dân gian. Ảnh: Đào Thọ  
Hàng năm vào mùa tháng 10 âm lịch, quả mặc lẹ (loại cây dây leo) rụng hạt, người ta nhặt về làm từng cặp, mỗi cặp đặt tên cho quả đực và quả cái để chơi. Cách chơi gồm 11 bước với các tên gọi khác nhau, trò chơi này đòi hỏi sự khéo léo và tinh thần tập thể cao. Ảnh: Đào Thọ
Hàng năm vào mùa tháng 10 âm lịch, quả mặc lẹ (loại cây dây leo) rụng hạt, người ta nhặt về làm từng cặp, mỗi cặp đặt tên cho quả đực và quả cái để chơi. Cách chơi gồm 11 bước với các tên gọi khác nhau, trò chơi này đòi hỏi sự khéo léo và tinh thần tập thể cao. Ảnh: Đào Thọ
Ở các bản làng của xã Yên Hòa (huyện Tương Dương), trò chơi tò mặc lẹ được các già làng phổ biến rộng rãi đến trẻ em. Ảnh: Đào Thọ
Ở các bản làng của xã Yên Hòa (huyện Tương Dương), trò chơi tò mặc lẹ được các già làng phổ biến rộng rãi đến trẻ em. Ảnh: Đào Thọ
Ở các trường học người Mông, chọi gụ là trò chơi không thể thiếu đối với các em học sinh. Chiếc gụ của người Mông được làm từ những loại gỗ cứng như đinh, sến, sồi, lim, nghiến hay gốc ổi, có đường kính từ 7-10 cm, nặng khoảng 300-500g. Ảnh: Đào Thọ
Ở các trường học người Mông, chọi gụ là trò chơi không thể thiếu đối với các em học sinh. Chiếc gụ của người Mông được làm từ những loại gỗ cứng như đinh, sến, sồi, lim, nghiến hay gốc ổi, có đường kính từ 7-10 cm, nặng khoảng 300-500g. Ảnh: Đào Thọ
Cách chơi cũng rất đơn giản, tùy theo số lượng người chơi để chia làm 2 đội. Một đội ra gụ và đội còn lại đứng ở khoảng cách nhất định để đánh. Đội nào đánh trúng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. Ảnh: Đào Thọ
Cách chơi cũng rất đơn giản, tùy theo số lượng người chơi để chia làm 2 đội. Một đội ra gụ và đội còn lại đứng ở khoảng cách nhất định để đánh. Đội nào đánh trúng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. Ảnh: Đào Thọ
Ngoài ra, các loại cờ như pa mú xứa, pă mả hạp… của người Thái đòi hỏi sự nhanh trí cũng lôi cuốn nhiều trẻ em không kém các trò chơi vận động. Ảnh: Đào Thọ.
Ngoài ra, các loại cờ như pa mú xứa, pă mả hạp… của người Thái đòi hỏi sự nhanh trí cũng lôi cuốn nhiều trẻ em không kém các trò chơi vận động. Ảnh: Đào Thọ.
Nếu như mỗi dân tộc có một trò chơi khác nhau thì đi cà kheo lại là trò được tất cả các trẻ em vùng cao Nghệ An yêu thích. Chỉ cần 1 cây tre nhỏ có gắn con xỏ làm chân dẫm, trẻ có thể tha hồ trổ tài ở khắp mọi địa hình. Những cuộc đua tranh từ các trò chơi dân gian độc đáo của dân tộc mình không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hứng khởi mà còn thể hiện một nét đẹp trong việc lưu giữ nền văn hóa ở vùng cao Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ
Nếu như mỗi dân tộc có một trò chơi khác nhau thì đi cà kheo lại là trò được tất cả các trẻ em vùng cao Nghệ An  yêu thích. Chỉ cần 1 cây tre nhỏ có gắn con xỏ làm chân dẫm, trẻ có thể tha hồ trổ tài ở khắp mọi địa hình. Những cuộc đua tranh từ các trò chơi dân gian độc đáo của dân tộc mình không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hứng khởi mà còn thể hiện một nét đẹp trong việc lưu giữ nền văn hóa ở vùng cao Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ

Tin mới