Trump có thể nới lỏng lệnh cấm vận Iran; Lính Ấn Độ - Trung Quốc đối đầu ở giới tuyến

(Baonghean.vn) - Trump có thể nới lỏng lệnh cấm vận Iran; Lính Ấn Độ - Trung Quốc đối đầu ở giới tuyến; Israel không kích vào căn cứ của Phong trào Hamas tại dải Gaza... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Trump có thể nới lỏng lệnh cấm vận Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời truyền thôngtại phòng Bầu dục, Nhà Trắng ngày 11/9. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời truyền thôngtại phòng Bầu dục, Nhà Trắng ngày 11/9. Ảnh:Reuters.

"Chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra", Tổng thống Donald Trump nhún vai khi được hỏi trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 11/9 rằng Mỹ có nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm tiến gần đến một cuộc đàm phán với Iran hay không. Trong cuộc họp báo, Trump cho biết ông tin rằng kinh tế Iran đang gặp rất nhiều khó khăn và lãnh đạo nước này mong muốn được đàm phán với Mỹ. "Tôi tin rằng họ muốn đạt được một thỏa thuận. Nếu họ làm thế thì rất tuyệt và nếu họ không, vẫn rất tuyệt vời. Nhưng họ đang gặp khó khăn về tài chính rất lớn và các lệnh trừng phạt lại ngày một cứng rắn hơn", Trump nói.

Đây được coi là lần đầu tiên Trump công khai để ngỏ khả năng giảm nhẹ chiến dịch "gây áp lực tối đa" với Iran. Chính sách này từng bị cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton phản đối quyết liệt, nhưng ông này đã bị Trump sa thải hôm 10/9.

Israel không kích vào căn cứ của Phong trào Hamas tại dải Gaza

israel khong kich vao can cu cua phong trao hamas tai dai gaza hinh 1

Căng thẳng leo thang ở Gaza trong nhiều ngày qua. Ảnh: Reuters.

Báo chí khu vực Trung Đông đưa tin, máy bay chiến đấu của Israel đêm 11/9 (giờ địa phương) đã phát động 2 cuộc tấn công vào các căn cứ của Phong trào Hamas ở thị trấn Beit Lahiya phía Bắc dải Gaza. Nguồn tin Palestine cho biết, 1 máy bay trinh sát của Israel đã bắn 2 quả tên lửa vào một địa điểm ở thị trấn Beit Lahia. Trước đó, quân đội Israel đã phát động một cuộc đột kích bằng máy bay F16 vào địa điểm này và phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng.

Quân đội Israel đã xác nhận vụ tấn công này. Israel tuyên bố sẽ tiếp tục chống lại các vụ bắn tên lửa từ dải Gaza gây tổn hại cho công dân Israel. Quân đội Israel nói rằng, các vụ tấn công vừa qua là nhằm đáp trả vụ ba tên lửa được bắn từ Gaza vào lãnh thổ Israel vào sáng 10/9.

Thủ tướng Đức: Đã đến lúc châu Âu phải tự bảo vệ mình

Thủ tướng Đức.
Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Mỹ có thể sẽ không còn là “người bảo vệ mặc định” của châu Âu vì họ cần nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo an ninh của chính mình, do đó, châu Âu không nên quá phụ thuộc vào sức mạnh quân sự của Mỹ. Điều này đã được Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố tại cuộc thảo luận của Hạ viện Đức về ngân sách liên bang năm 2020.

Theo bà Merkel, Mỹ là một siêu cường cả về quân sự và kinh tế, châu Âu đang phụ thuộc khá nhiều vào cường quốc này, mặc dù có một số khác biệt về quan điểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Mỹ sẽ không thể bảo vệ châu Âu như một nghĩa vụ đương nhiên của họ, ví dụ như trong thời kì Chiến tranh Lạnh. Do đó, bà nhấn mạnh, châu Âu cần tự nỗ lực để đảm bảo an ninh của chính mình.

Lính Ấn Độ - Trung Quốc đối đầu ở giới tuyến

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới. Ảnh: CCTV.

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới. Ảnh: CCTV

Hãng Sputnik ngày 12/9 đưa tin quân đội Trung Quốc và Ấn Độ vừa đối mặt tại bờ Bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực Ladakh nhưng sau đó hai bên đã rời đi sau đối thoại. “Có một vụ đối đầu giữa quân đội hai bên nhưng kết thúc sau đối thoại cấp phái đoàn”, theo thông cáo của quân đội Ấn Độ. Thông cáo nói thêm rằng các sự cố như vậy xảy ra do quan điểm khác nhau về Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. 

Căng thẳng trong quan hệ Ấn Độ và Trung Quốc có nguồn gốc từ các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới, điển hình là khu vực Aksai Chin và Arunachal Pradesh.

Chính phủ Anh thừa nhận chưa chuẩn bị đầy đủ cho kịch bản Brexit không thỏa thuận

Chú thích ảnh

Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) tại Thủ đô London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Công tác chuẩn bị tại Anh cho kịch bản nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, mà không đạt được thỏa thuận, vẫn ở mức thấp. Đây là nội dung được nêu trong bản đánh giá của Chính phủ Anh công bố ngày 11/9 sau khi các nghị sỹ nước này tuần trước bỏ phiếu buộc chính phủ công bố tài liệu "Operation Yellowhammer” đề cập đến nguy cơ bất ổn trong trường hợp Brexit không thỏa thuận. 

Theo tài liệu đề ngày 2/8, khoảng 85% số xe tải của Anh có lẽ chưa sẵn sàng cho các thủ tục kiểm tra hải quan tại Pháp trong trường hợp Brexit không thỏa thuận, tăng so với mức 40 - 60% hiện nay. Tài liệu trên cũng cảnh báo mức độ chuẩn bị sẵn sàng của người dân và doanh nghiệp Anh vẫn ở mức thấp do chưa có quyết định rõ ràng về hình thức Anh rời “mái nhà chung” châu Âu. Cũng theo tài liệu trên, vùng lãnh thổ Gibraltar của Anh đặc biệt có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề do việc áp đặt các chốt kiểm tra tại khu vực giáp với Tây Ban Nha. Tranh chấp với những tàu thuyền nước ngoài nguy cơ xảy ra tại những vùng đánh bắt hải sản của Anh, trong khi căng thẳng và bất ổn giữa các cộng đồng gia tăng.

Tin mới