Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, làm việc tại huyện biên giới Kỳ Sơn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác khảo sát đường giao thông trọng điểm ở miền Tây Nghệ An; thăm và làm việc tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn.
Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mỹ Lý (Kỳ Sơn). Ảnh: Thành Duy

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mỹ Lý (Kỳ Sơn). Ảnh: Thành Duy

Chiều 1/4, đồng chí Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương khảo sát đường giao thông trọng điểm ở miền Tây Nghệ An; thăm và làm việc tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn.

Tham gia đoàn công tác, lãnh đạo tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Hồ Lê Ngọc - Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; Phạm Trọng Hoàng - Chánh Văn phòng Tỉnh ủy. Cùng dự có đồng chí Phùng Thành Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Kỳ Sơn.

Nghĩa trang liệt sĩ xã Mường Lống (Kỳ Sơn) - nơi an nghỉ của các liệt sĩ hy sinh trong trận chiến chống phỉ ngày 24/6/1964. Ảnh: Thành Duy

Nghĩa trang liệt sĩ xã Mường Lống (Kỳ Sơn) - nơi an nghỉ của các liệt sĩ hy sinh trong trận chiến chống phỉ ngày 24/6/1964. Ảnh: Thành Duy

Sau cuộc gặp mặt cán bộ lãnh đạo chủ chốt 11 huyện, thị miền Tây Nghệ An và nguyên lãnh đạo 6 huyện khu vực Tây Bắc tỉnh; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo 11 huyện, thị miền núi của tỉnh Nghệ An tại huyện Nghĩa Đàn, đồng chí Phan Đình Trạc và đoàn công tác đi khảo sát tuyến đường vành đai biên giới từ huyện Quế Phong sang đến xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, vào chiều cùng ngày.

Các đồng chí trong đoàn công tác thành kính thắp hương tại Nhà tưởng niệm Nghĩa trang liệt sĩ xã Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Các đồng chí trong đoàn công tác thành kính thắp hương tại Nhà tưởng niệm Nghĩa trang liệt sĩ xã Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dâng hương tại phần mộ các liệt sĩ an nghỉ ở Nghĩa trang liệt sĩ xã Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dâng hương tại phần mộ các liệt sĩ an nghỉ ở Nghĩa trang liệt sĩ xã Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý dâng hương tại phần mộ các liệt sĩ an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý dâng hương tại phần mộ các liệt sĩ an nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Tuyến đường phía Tây Nghệ An đi qua 3 huyện biên giới Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, là dự án trọng điểm nằm trong Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục ưu tiên cần thiết phải đầu tư, tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ.

Từ khi hoàn thành đến nay, tuyến đường vành đai biên giới qua tỉnh Nghệ An này không chỉ có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội miền Tây, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc; mà còn giữ vai trò trọng yếu trong việc đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần giữ vững chủ quyền an ninh biên giới của quốc gia.

Đồng chí Phan Đình Trạc cùng lãnh đạo tỉnh Nghệ An, huyện Kỳ Sơn đi thăm xã Mường Lống. Ảnh Thành Duy

Đồng chí Phan Đình Trạc cùng lãnh đạo tỉnh Nghệ An, huyện Kỳ Sơn đi thăm xã Mường Lống. Ảnh Thành Duy

Đến xã miền núi rẻo cao Mường Lống (Kỳ Sơn), Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và đoàn công tác đã về dâng hoa, dâng hương tại Nhà tưởng niệm và thắp hương viếng các liệt sĩ hy sinh trong chiến đấu chống phỉ.

Nơi đây, rạng sáng 24/6/1964, toán phỉ hàng chục tên với súng AK và lựu đạn ồ ạt tập kích vào địa bàn xã cho đến tận 19h tối, trong đó có Trại ươm giống thuộc Ty Nông nghiệp Nghệ An, giết hại 27 công nhân, bộ đội, dân công, cán bộ y tế và giáo viên; những người ngã xuống đã được công nhận là liệt sĩ.

Hầu hết các liệt sĩ hy sinh ở Mường Lống ngày 24/6/1964 đều là người miền xuôi lên công tác, nên khi hòa bình lập lại được gia đình cất bốc hài cốt về quê an táng. Hiện trong nghĩa trang còn 13 mộ chí.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tặng quà cho các già làng có uy tín tại xã Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tặng quà cho các già làng có uy tín tại xã Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Cũng tại xã Mường Lống, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện và trao biển hỗ trợ làm nhà cho 10 hộ nghèo và tặng quà cho 13 già làng có uy tín.

Xã Mường Lống có diện tích hơn 142 km2 với hơn 1.000 hộ dân, gần 5.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại 13 bản.

Là địa bàn vùng sâu, vùng xa, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, những năm qua, cùng với hệ thống chính trị cơ sở, các già làng có uy tín đã phát huy vai trò “hạt nhân” tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại, chủ động phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An trao biển hỗ trợ làm nhà cho các hộ nghèo tại xã Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An trao biển hỗ trợ làm nhà cho các hộ nghèo tại xã Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Trò chuyện với các hộ nghèo, người có uy tín và cán bộ xã Mường Lống, đồng chí Phan Đình Trạc bày tỏ vui mừng khi được trở lại thăm cán bộ và nhân dân xã, chứng kiến cuộc sống đồng bào cũng như cơ sở vật chất có nhiều tiến bộ, đổi mới.

Nhắc lại hình ảnh bà con xã Mường Lống sang Lào mua trâu, bò gầy về vỗ béo rồi bán về xuôi, Trưởng ban Nội chính Trung ương mong bà con tiếp tục phát huy, phấn đấu hơn nữa để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Đồng chí Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác khảo sát Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu thuộc Tập đoàn TH. Ảnh: Thành Duy

Đồng chí Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác khảo sát Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu thuộc Tập đoàn TH. Ảnh: Thành Duy

Đồng chí Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác thăm phòng chế biến dược liệu tại Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu thuộc Tập đoàn TH. Ảnh: Thành Duy

Đồng chí Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác thăm phòng chế biến dược liệu tại Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu thuộc Tập đoàn TH. Ảnh: Thành Duy

Cũng tại xã Mường Lống, đồng chí Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác đã đến khảo sát Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu thuộc Tập đoàn TH - là cấu phần trong tổng thể dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển bền vững.

Đứng chân trên địa bàn có độ cao 1.785m so với mực nước biển, trong một thung lũng bao quanh là các đỉnh núi với độ cao 1.200 - 2.700m thuộc dãy Trường Sơn, quanh năm mây mù bao phủ, gần biên giới Việt - Lào, có khí hậu Á nhiệt đới, mát mẻ vào mùa Hè, không chịu ảnh hưởng của gió Lào, được ví như “Đà Lạt của miền Trung nắng cháy”, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu Mường Lống là nơi bảo tồn, nhân giống các dược liệu quý và phát triển kinh tế với cây dược liệu dưới tán rừng.

Đồng chí Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác lắng nghe cán bộ Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu Mường Lống trao đổi thông tin về việc nhân giống, trồng cây. Ảnh: Thành Duy

Đồng chí Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác lắng nghe cán bộ Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu Mường Lống trao đổi thông tin về việc nhân giống, trồng cây. Ảnh: Thành Duy

Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu Mường Lống đã nhân giống và đang trồng tại xã Mường Lống, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn hàng nghìn cây thất diệp nhất chi hoa, cây tam thất bắc, cây sâm Puxailaileng, lan thạch hộc, cây tam thất bắc, đẳng sâm, chè hoa vàng…

Cây sâm bảy lá một hoa tại Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Cây sâm bảy lá một hoa tại Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống. Ảnh: Thành Duy

Ngoài ra, trung tâm cũng đang trồng và nhân giống bảo tồn hàng chục loại thảo dược khác như: đương quy, nghệ đen, gừng đen, sa nhân tím, hà thủ ô, giảo cổ lam, cúc hoa, chè Shan tuyết, thiên môn đông, thảo quả, chùa dù, bạch quả, tía tô, lạc tiên, linh chi, đương quy nhật…

Trước đó, đồng chí Phan Đình Trạc cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mỹ Lý và xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn.

Tin mới