Truy nguồn gốc quả bom dưới chân cầu Long Biên

Theo thông tin ban đầu, quả bom mới được trục vớt dưới chân cầu Long Biên là một trong những loại bom được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.

Theo kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, trong chiều ngày 28/11 lực lượng công binh thuộc Binh chủng Công binh và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã trục vớt và di chuyển an toàn quả bom nặng hơn 1 tấn nằm dưới chân cầu Long Biên gây xôn xáo dư luận trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, trong chiều ngày 28/11 lực lượng công binh thuộc Binh chủng Công binh và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã trục vớt và di chuyển an toàn quả bom nặng hơn 1 tấn nằm dưới chân cầu Long Biên gây xôn xáo dư luận trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: QPVN.
Ở thời điểm được phát hiện, quả bom trên nằm sâu dưới đáy sông gần chân trụ B13 cầu Long Biên bên luồng bên phải, nguy hiểm hơn hết là quả bom trên vẫn còn nguyên ngòi và thuốc nổ bên trong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng tài sản của nhân dân cũng như đối với cầu Long Biên. Nguồn ảnh: QPVN.
Ở thời điểm được phát hiện, quả bom trên nằm sâu dưới đáy sông gần chân trụ B13 cầu Long Biên bên luồng bên phải, nguy hiểm hơn hết là quả bom trên vẫn còn nguyên ngòi và thuốc nổ bên trong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng tài sản của nhân dân cũng như đối với cầu Long Biên. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh lực lượng công binh thuộc Binh chủng Công binh trục vớt thành công quả bom dưới chân cầu Long Biên lên đất liền, còn ngòi nổ của nó bước đầu đã được vô hiệu quả. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh lực lượng công binh thuộc Binh chủng Công binh trục vớt thành công quả bom dưới chân cầu Long Biên lên đất liền, còn ngòi nổ của nó bước đầu đã được vô hiệu quả. Nguồn ảnh: QPVN.
Dựa trên kích thước và hình dáng của quả bom này, Binh chủng Công binh xác định đây là loại bom thông dụng hạng nặng Mark 118 do Mỹ chế tạo còn xót lại sau chiến tranh. Và nó là một trong hàng nghìn quả bom mà Không quân Mỹ thả xuống bầu trời Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Dựa trên kích thước và hình dáng của quả bom này, Binh chủng Công binh xác định đây là loại bom thông dụng hạng nặng Mark 118 do Mỹ chế tạo còn xót lại sau chiến tranh. Và nó là một trong hàng nghìn quả bom mà Không quân Mỹ thả xuống bầu trời Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện tại quả bom Mark 118 trên đã được Binh chủng Công binh di dời đến nơi an toàn và được chờ xử lý. Dù không có thống kế chính xác nhưng theo số liệu ước tính hiện cả nước còn hơn 6 triệu ha đất đang bị ô nhiễm bởi bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, và với nguồn nhân lực và trang bị hiện tại thì phải đến 300 năm nữa Việt Nam mới có thể triệt tiêu hết được số bom mìn còn trong lòng đất. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện tại quả bom Mark 118 trên đã được Binh chủng Công binh di dời đến nơi an toàn và được chờ xử lý. Dù không có thống kế chính xác nhưng theo số liệu ước tính hiện cả nước còn hơn 6 triệu ha đất đang bị ô nhiễm bởi bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, và với nguồn nhân lực và trang bị hiện tại thì phải đến 300 năm nữa Việt Nam mới có thể triệt tiêu hết được số bom mìn còn trong lòng đất. Nguồn ảnh: QPVN.
Về Mark 118 nó là một trong những loại bom thông dụng được Quân đội Mỹ phát triển sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 và được sử dụng khá phổ biến trong Chiến tranh Triều Tiên trước khi xuất hiện tại Việt Nam. Mark 118 được sử dụng rộng rãi trong Không quân và Không quân hải quân Mỹ trong giai đoạn từ 1950 đến đầu những năm 1970. Nguồn ảnh: Flickriver.
Về Mark 118 nó là một trong những loại bom thông dụng được Quân đội Mỹ phát triển sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 và được sử dụng khá phổ biến trong Chiến tranh Triều Tiên trước khi xuất hiện tại Việt Nam. Mark 118 được sử dụng rộng rãi trong Không quân và Không quân hải quân Mỹ trong giai đoạn từ 1950 đến đầu những năm 1970. Nguồn ảnh: Flickriver.
Bom Mark 118 có đường kính khoảng 600mm, dài 2.9 mét với trọng lượng tổng thể lên đến 1.383kg và mang theo 895 kg thuốc nổ có sức công phá cực mạnh. Mark 118 được trang bị ngòi nổ cầu chì hoặc ngòi nổ hẹn giờ tùy theo mục đích sử dụng. Nguồn ảnh: Valka.
Bom Mark 118 có đường kính khoảng 600mm, dài 2.9 mét với trọng lượng tổng thể lên đến 1.383kg và mang theo 895 kg thuốc nổ có sức công phá cực mạnh. Mark 118 được trang bị ngòi nổ cầu chì hoặc ngòi nổ hẹn giờ tùy theo mục đích sử dụng. Nguồn ảnh: Valka.
So với các mẫu bom thông dụng đang được Quân đội Mỹ sử dụng hiện tại như dòng Mark 80, Mark 118 có trọng lượng gấp 5 lần tuy nhiên nó lại có thiết kế lỗi thời hơn và không thể được nâng cấp như Mark 80. Nguồn ảnh: Prime Portal.
So với các mẫu bom thông dụng đang được Quân đội Mỹ sử dụng hiện tại như dòng Mark 80, Mark 118 có trọng lượng gấp 5 lần tuy nhiên nó lại có thiết kế lỗi thời hơn và không thể được nâng cấp như Mark 80. Nguồn ảnh: Prime Portal.
Trong Chiến tranh Việt Nam, các dòng chiến đấu cơ của Mỹ có thể mang theo Mark 118 chỉ có F-10
Trong Chiến tranh Việt Nam, các dòng chiến đấu cơ của Mỹ có thể mang theo Mark 118 chỉ có F-10
Một dòng chiến đấu cơ ở thời điểm đó cũng sử dụng Mark 118 là tiêm kích-ném bom tầm xa siêu thanh F-4 Phantom, tuy nhiên khả năng mang bom của F-4 hạn chế hơn F-105 và nó chỉ thích hợp triển khai các loại bom hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Một dòng chiến đấu cơ ở thời điểm đó cũng sử dụng Mark 118 là tiêm kích-ném bom tầm xa siêu thanh F-4 Phantom, tuy nhiên khả năng mang bom của F-4 hạn chế hơn F-105 và nó chỉ thích hợp triển khai các loại bom hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Từ đầu những năm 1980, Quân đội Mỹ đã ngưng sử dụng Mark 118 và thay thế nó bằng các loại bom tiên tiến hơn, bên cạnh đó trong thời gian này Mark 118 cũng được cải tiến thành một trong những dòng bom dẫn đường đầu tiên của Mỹ là GBU-9 nhưng kết quả thử nghiệm lại không mấy thành công. Nguồn ảnh: National Museum.
Từ đầu những năm 1980, Quân đội Mỹ đã ngưng sử dụng Mark 118 và thay thế nó bằng các loại bom tiên tiến hơn, bên cạnh đó trong thời gian này Mark 118 cũng được cải tiến thành một trong những dòng bom dẫn đường đầu tiên của Mỹ là GBU-9 nhưng kết quả thử nghiệm lại không mấy thành công. Nguồn ảnh: National Museum.

 Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN

Tin mới