Tướng Lê Văn Cương nói về 6 thành công, 3 thất bại của Tổng thống Obama

(Baonghean)- Nhìn lại 8 năm – 2 nhiệm kỳ qua của Tổng thống Obama, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, vị tổng thống này có 6 thành công, 3 thất bại. 

Nhân sự kiện ông Barack Obama rời cương vị ông chủ Nhà trắng – Tổng thống nước Mỹ, ông Donal Trump nhậm chức vào ngày 20/1/2017, Báo Nghệ An có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và khoa học của Bộ Công an về những mặt được và chưa được trong 8 năm - 2 nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama.

Pv: Đề nghị Thiếu tướng nói về bối cảnh nước Mỹ và Quốc tế khi ông Barack Obama nhận nhiệm vụ Tổng thống nước Mỹ lần thứ 44, 20/1/2009?

PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tổng thống Obama lên nhậm chức trong bối cảnh không hoàn toàn thuận lợi. Do những sai lầm trong đối nội và đối ngoại mà ông “Bush con” (George Bush)– tiền nhiệm của Obama - để lại hậu quả nặng nề.

Tổng thống Obama phát biểu trong lễ nhậm chức, ngày 20/1/2009
Tổng thống Obama nhậm chức ngày 20/1/2009. Ảnh TL

Về đối nội, ông “Bush con” để lại 2 “đống rác: Một là cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất. Hai là xã hội Mỹ bị chia rẽ sâu sắc. Người dân Mỹ mất lòng tin vào Đảng Cộng hòa và không tin vào bộ máy nhà nước Hoa Kỳ do 2 đảng chi phối. Từ năm 2005 xã hội Mỹ rơi vào khủng hoảng chính trị hết sức nghiêm trọng.

Về đối ngoại, ông “Bush con” để lại hồ sơ nhiều gai góc, nhức nhối và bế tắc như: Vấn đề hạt nhân giữa Iraq và Apgasnistan. Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và chương trình hạt nhân bị nghi ngờ của Iran lâm vào bế tắc. Mối đe dọa ngày càng tăng của chủ nghĩa khủng bố. Quan hệ Isreal – Palestine đi vào ngõ cụt. Paskistan, đồng minh của Mỹ ở Nam Á rơi vào bạo lực bất ổn. Sự trỗi dậy mạnh mẽ và Nga, Trung Quốc… thách thức lợi ích và vai trò của Mỹ ở các khu vực trên thế giới.

Những hậu quả do Bush con để lại làm cho vai trò của Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng.

Pv: Thiếu tướng cho biết mục tiêu và giải pháp mà Tổng thống Obama đã đưa ra, cam kết khi tranh cử và khi trở thành Tổng thống Mỹ?

PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương: Mọi điều chỉnh của Obama đều hướng về sự khắc phục hậu quả mà người tiền nhiệm để lại, đồng thời tìm cách tiếp cận mới  nhằm đưa nước Mỹ hoát ra khỏi khủng hoảng, khôi phục lại vị trí, vai trò siêu cường của Mỹ trên thế giới.

Về đối nội: Mục tiêu thứ nhất là đưa nước Mỹ thoát ra khỏi khủng hoảng và bước vào một chu kỳ phát triển mới. Mục tiêu thứ 2 là khắc phục sự chia rẽ của nước Mỹ. Đẩy lùi cuộc khủng  hoảng chính trị xã hội, lấy lại sức mạnh từ bên trong. Trong 2 mục tiêu trên, việc đưa Mỹ ra khỏi khủng hoảng được ưu tiên hàng đầu.

Về đối ngoại, nếu “Bush con” ưa dùng sức mạnh quân sự đơn phương và sẵn sàng đánh đòn phủ đầu thì Obama coi trọng sự đồng thuận, đối thoại, sự kết hợp nhiều nước. Obama  coi trọng  giá trị của sự hợp tác trên phạm vi toàn cầu. Quan tâm đến các quan hệ đối tác an ninh rộng lớn. Giúp các đồng minh bạn bè tự bảo vệ mình.

Ông Obama cùng các chiến lược gia quan sát việc thực hiện  kế hoạch tiêu diệt trùm khủng bố Billaden. Ảnh TL
Ông Obama cùng các chiến lược gia quan sát việc thực hiện kế hoạch tiêu diệt trùm khủng bố Billaden. Ảnh TL

Với thế giới Hồi giáo, sau khi nhậm chức, Obama tuyên bố công việc của ông là  làm thuyết phục người Hồi giáo hiểu rằng người Mỹ không phải là kẻ thù của họ.

Tại Trung Đông, mục tiêu của Obama gồm: Rút quân khỏi Iraq;tiêu diệt Taliban, Apganistan; Giải quyết vấn đề hạt nhân bị nghi ngờ của Iran; Hóa giải mâu thuẫn Ixrael – Palestine thông qua việc hình thành 2 nhà nước.

Với Nga, năm 2009 Tổng thống Obama chủ trương cài đặt lại quan hệ với Nga và đã có nhiều  tuyên bố mang tính tích cực. Như Mỹ và NATO không thể thiết lập hệ thống tên lửa phỏng thủ ở Đông Âu nếu không được sự đồng ý của Nga. Hay có lần ông nói, không có sự quyết định nào có lợi cho Nato dựa trên cơ sở làm thiệt hại cho Nga.

Với Trung Quốc, Obama tin  rằng thông qua đối thoại hợp tác có thể lợi làm cho Trung Quốc trở thành một cổ đông có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế do Mỹ lãnh đạo.

Về cơ bản mục tiêu và cách tiếp cận với thế giới của Obama là đúng đắn và tích cực. Mang tính hòa giải và xây dựng. Rất tiếc, trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, nhất là những năm cuối nhiệm kỳ 2, Obama ngày càng chệch khỏi những cam kết đó.

Pv: Đề nghị Thiếu tướng khái quát những kết quả, thành tựu Obama đạt được trong 8 năm cầm quyền.

PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương: Nhìn lại 8 năm – 2 nhiệm kỳ qua, có thể thấy Obama đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất là đưa nước Mỹ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, bắt đầu từ tháng 9/2008. Vào những năm cuối nhiệm kỳ 2 của Obama, nền kinh tế Mỹ bắt đầu ổn định và có bước phát triển chậm nhưng khá chắc chắn,trực tiếp hay gián tiếp tác động đến kinh tế toàn cầu.

Thứ hai là đạt được thỏa thuận P5+1 của Iran. Chương trình hạt nhân của Iran là vấn đề nghiêm trọng nhất, khó giải quyết nhất ở Nam Á -Trung Đông. Từ năm 1979 đến 2015 Iran và Mỹ coi nhau là kẻ thù, sống trong sự đối địch. Iran không thừa nhận nhà nước Ixrael Do Thái, đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông. Hơn 60 năm, kể từ 1948, Mỹ dùng Isael như con “Át chủ bài” trên bàn cờ Trung Đông để kìm chế thế giới Hồi giáo, phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất hành tinh. Từ khi IAEA công bố báo cáo 13 trang ngày 1/1/2011,theo các nguồn tin đáng tin cậy, có thể Iran đang phát triển hạt nhân. Theo giới cầm quyền Israel, việc Iran sử dụng hạt nhân đặt Israel vào nguy cơ bị hủy diệt. Israel đã nhiều lần định sử dụng máy bay chiến lược  và tên lửa hành trình tấn công phủ đầu và phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran nhưng đều bị chính quyền Obama phản đối. Phải ghi nhận đây là hành động tích cực của Obama, là quyết định sáng suốt. Nếu phát động chiến tranh chống Iran, thì sẽ thổi bùng một một cuộc chiến tranh toàn bộ Trung Đông và không thể kiểm soát được.

Thứ ba là bình thường quan hệ với Cuba, từ ngày 20-22/3/2016 ông Obama đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Cuba, từ 1928 đến 2016, 88 năm mới có một tổng thống Mỹ thăm Cuba. Ngày 20/7/2016 Cuba mở sứ quán ở Washington, ngày 15/8/2016 Mỹ khai trương sứ quán ở Cuba. Vượt qua 7 đời tổng thống, Obama đã ghi một nốt son về chính sách đối ngoại.

Quan
Quan chức Cuba đón Tổng thống Obama trong chuyên thăm lịch sử, khép lại giai đoạn đen tối trong quan hệ Mỹ - Cuba. Ảnh TL

 Thứ tư  là kết quả cuộc chiến chống khủng bố. Tuy có thể có sự nhìn nhận, đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Một số kết quả ở lĩnh vực này là Obama đã làm cho nước Mỹ và người Mỹ đước sống an toàn hơn;Tiêu diệt được trùm khủng bố Billaden; Rút quân khỏi Apganistan và Iraq…

Thứ năm là không tấn công chính quyền Basha al-Assad ở Syria. Tháng 7/2013, khi có tin chính quyền Basha al-Assadsử dụng vũ khí hóa học, mặc dù chịu sức ép phải tấn công rất lớn nhưng chính quyền ông Obama đã tính toán nếu dùng vũ lực tiêu diệt thì có khả năng đẩy Trung Đông vào chảo lửa chiến tranh không dập tắt được. Đó cũng là thành công rất lớn có dấu ấn của Obama.

Thứ sáu là khôi phục đồng minh Châu Âu -quan hệ xuyên Đại Tây dương, xuyên Thái Bình dương… Mở rộng và thúc đẩy nhiều bạn bè ở các châu lục.

Tổng thống Obama dùng món bún chả trong chuyến thăm Việt Nam. Ảnh TL
Tổng thống Obama dùng món bún chả trong chuyến thăm Việt Nam. Ảnh TL

Bên cạnh đó, ông Obama cũng có những sai lầm, thất bại không nhỏ. Có 3 vấn đề nổi lên:

Thứ nhất là về đối nội, ông Obama không khắc phục được chia rẽ nội bộ của nước Mỹ. Xã hội Mỹ vẫn chia rẽ và rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Đây là điều Obama hứa nhưng không làm đc. Ông Obama không hiểu được tâm trạng người dân Mỹ rằng họ đã mất lòng tin vào chính quyền liên bang, họ muốn có thay đổi mang tính đột phá. Điều này dẫn Obama đếnnhững hành động ủng hộ ứng cử viên Hillary Clinton thái quá mà một tổng thống đương nhiệm không nên làm.

Thứ hai là về đối ngoại, thất bại đầu tiên là đẩy quan hệ Mỹ - Nga xuống vực. Trong 6 năm cầm quyền, 2 năm đầu cài đặt lại quan hệ với Nga, nhưng từ 2011-2016, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, quan hệ Mỹ Nga đã xuống vực. Đến mức những ngày cuối cùng trên cương vị Tổng thống Mỹ,ngày 29/12/2016, Mỹ trục xuất 35 nhà ngoại giao của Nga…

Thứ ba là dùng lực lượng quân sự NATO đánh phủ đầu, loại bỏ chính quyền Libya của Tổng thống Gadafi vào tháng 10/2011. Sai lầm của Obama cũng tương tự như chính quyền Bush con dùng vũ lực loại bỏ chính quyền Shaddam Husein ở Iraq. Chính sai lầm của Obama đã biến Lybia trở thành thánh địa của tất cả lực lượng khủng bố trên toàn thế giới.

Pv: Theo Thiếu tướng,liệu từ 20/1/2017, ông Donal Trump kế tục cái gì của Obama?

PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương: Về đối nội, mục tiêu cơ bản và lâu dài của Trump không khác gì Obama, là khôi phục “sự vĩ đại” của nước Mỹ. Làm cho Mỹ đủ quyền để lãnh đạo thế giới. Mục tiêu không khác nhau, chỉ khác là cách tiếp cận và giải pháp.

Donal Trump khác Obama ở chỗ tập trung vực dậy sản xuất trong nước, khuyến khích yêu cầu các tập đoàn, các doanh nghiệp của Mỹ đầu tư ở nước ngoài quay về sản xuất ở trong nước.

Vềhợp tác kinh tế, Donal Trump ưu tiên các hiệp định song phương, xem lại các hiệp định đa phương,nghi ngại các hiệp định đa phương mà ông Obama hướng tới, thậm chí coi đó là thảm họa.

Về đốingoại, Donal Trump có quan điểm khác với Obama. Với Nga, ông Trump khôi phục quan hệ với Nga, hợp tác với Nga để giải quyết các vấn đề của thế giới. Với Trung Quốc, Donal Trump kiên quyết phản đối những chính sách thương mại của Trung Q     uốclàm thiệt hại Mỹ và thế giới.

Với đồng minh, chính sách của Donal Trump chủ yếu mang tính chiến thuật. Donal Trump bắt các liên minh, đồng minh chi thêm ngân sách quốc phòng để gánh thêm chi phí với Mỹ. Với Hồi giáo, Donal Trump có vẻ như không thân thiện như Obama. Với người nhập cư, di cư, Trumphoàn toàn phản đối, ủng hộ Brexis, còn giễu cợt thủ tướng Merkei là rộng rãi với người nhập cư.

Với Châu Á, Trump quan tâm thiết lập quan hệ song phương.

Như vậy, khả năng Donal Trump kế thừa rất ít di sản Obama để lại. Donal Trump vẫn đang là một ẩn số mà cả thế giới tiếp tục theo dõi.

Pv: Trân trọng cảm ơn PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương đã giành cho Báo Nghệ An cuộc phỏng vấn này!

Chí Linh Sơn (Thực hiện)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới