Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội làm việc với tỉnh Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Sáng 5/5, đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội do đồng chí Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn có cuộc làm việc với UBND tỉnh về triển khai công việc phục vụ thẩm tra dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Dự cuộc làm việc có các đồng Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thái Thị An Chung - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh. Ảnh: TL

Dự cuộc làm việc có các đồng Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thái Thị An Chung - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh. Ảnh: TL

Trên cơ sở Luật Viễn thông và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương, tỉnh Nghệ An thực hiện việc quản lý, triển khai các chính sách về viễn thông trên cơ sở áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, đồng thời xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nhằm cụ thể hóa các chính sách.

Đồng chí Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: TL
Đồng chí Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: TL

Về thị trường viễn thông, trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông gồm: VNPT Nghệ An, Viettel Nghệ An, Mobifone Nghệ An, Vietnamobile, FPT Telecom Nghệ An, Truyền hình cáp Nghệ An và Truyền hình cáp Việt Nam chi nhánh Bắc miền Trung.

Việc phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh được định hướng tiếp tục mở rộng hạ tầng các công nghệ hiện có, đồng thời từng bước triển khai công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu của việc kết nối, chia sẻ và thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.

Đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Nghệ An tham dự cuộc làm việc. Ảnh: TL

Đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Nghệ An tham dự cuộc làm việc. Ảnh: TL

Tính đến cuối năm 2022, 100% các xã, phường, thị trấn được phủ cáp quang đến khu vực trung tâm và các thôn, bản lân cận. Về cáp đồng hiện nay chỉ có mạng truyền hình cáp của Đài PT-TH Nghệ An, Truyền hình cáp Việt Nam chi nhánh Bắc miền Trung đang sử dụng cáp đồng trục để triển khai dịch vụ truyền hình cáp và Internet cáp truyền hình.

Hiện đã phủ sóng thông tin di động đến 3.786/3.806 thôn/bản (hiện còn 20/96 thôn, bản chưa có điện, chưa được phủ sóng thông tin di động, hoặc có nhưng không ổn định).

Đồng chí Võ Trọng Phú - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo hoạt động quản lý nhà nước về hạ tầng viễn thông. Ảnh: TL

Đồng chí Võ Trọng Phú - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo hoạt động quản lý nhà nước về hạ tầng viễn thông. Ảnh: TL

Đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh có 8.794 trạm BTS (trong đó có 2.434 trạm 2G; 3.163 trạm 3G; 3.197 trạm 4G) với 3.534 vị trí trạm BTS.

Tỉnh Nghệ An có diện tích lớn, 2/3 diện tích là đồi núi cao nên việc phát triển hạ tầng thông tin ở vùng sâu vùng xa khó khăn, suất đầu tư lớn, trong khi đó nguồn viễn thông công ích không đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển hạ tầng. Người dân một số nơi chưa đồng thuận trong việc xây dựng triển khai xây dựng các trạm phát sóng thông tin di động.

Việc chỉnh trang, hạ ngầm mạng cáp viễn thông gặp nhiều khó khăn do kinh phí lớn, liên quan đến hạ tầng nhiều ngành,…

Đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp viễn thông trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai về hạ tầng viễn thông. Ảnh: TL

Đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp viễn thông trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai về hạ tầng viễn thông. Ảnh: TL

Tại cuộc làm việc, tỉnh Nghệ An kiến nghị các nội dung đang được đề xuất điều chỉnh trong dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) như: Cần có quy định chuyển tiếp về việc xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động ở địa phương.

Đối với các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng viễn thông cần phải có quy định rõ trách nhiệm tháo dỡ hạ tầng để đảm bảo an toàn, giải phóng hiện trường khi không sử dụng hoặc doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Quá trình hội tụ công nghệ sinh ra nhiều dịch vụ hạ tầng của các doanh nghiệp viễn thông và các dịch vụ có khả năng hình thành trong tương lai. Luật Viễn thông (sửa đổi) cần có điều khoản để quản lý hiệu quả các dịch vụ này, đồng thời mở ra không gian mới cho các loại hình dịch vụ này phát triển.

Dự thảo Luật quy định việc đóng góp Quỹ dịch vụ viễn thông công ích theo tỷ lệ doanh thu dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông,…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: TL

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: TL

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long nhận định: Thời gian qua với việc phát triển hạ tầng viễn thông đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Với mục tiêu cụ thể hóa các quy định Luật Viễn thông trong thực tế, sau khi Luật Viễn thông năm 2009 được ban hành, tỉnh Nghệ An đã ban hành triển khai hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chủ động xây dựng, ban hành quy hoạch, chương trình, đề án, kế hoạch,... phát triển viễn thông cấp tỉnh. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự chủ động của các doanh nghiệp viễn thông, cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông của tỉnh ngày càng được mở rộng, hiện đại hóa và phát triển mạnh mẽ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, quá trình triển khai Luật Viễn thông cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần được điều chỉnh để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác thực thi cũng như đáp ứng xu thế phát triển mới. Do đó việc Quốc hội sửa đổi Luật Viễn thông là rất cần thiết, thống nhất đồng bộ với Luật liên quan đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.

Trao đổi tại cuộc làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Nghệ An đã làm rõ các nội dung đoàn công tác quan tâm liên quan đến việc kết nối chia sẻ hạ tầng viễn thông có khó khăn, vướng mắc; quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động; thủ tục cấp phép; kết quả thực hiện cơ sở dữ liệu về dân cư; tắt sóng mạng 2G; quỹ công ích,…

Qua buổi khảo sát thực tế và làm việc trực tiếp với UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đánh giá cao nội dung tỉnh đã thực hiện Luật Viễn thông.

Các thành viên đoàn khảo sát tham dự cuộc làm việc. Ảnh: TL

Các thành viên đoàn khảo sát tham dự cuộc làm việc. Ảnh: TL

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Thông tin Truyền thông thống nhất chia sẻ về hạ tầng viễn thông trên địa bàn. Đồng thời tỉnh cần trao đổi với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng xử lý các văn bản đã hết hiệu lực pháp lý; tiếp tục nghiên cứu giải quyết vướng mắc hạ tầng viễn thông trên đất công,…

Liên quan đến những nội dung bổ sung, góp ý của tỉnh Nghệ An, đoàn công tác sẽ nghiêm túc tiếp thu, tổng hợp phục vụ thẩm tra dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Tin mới