Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiếp thu, giải quyết, trả lời đầy đủ 100% kiến nghị của cử tri

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) -  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ cho biết, với tinh thần trách nhiệm trước cử tri tỉnh nhà, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tích cực, chủ động nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết và trả lời đầy đủ 100% số kiến nghị và nội dung được yêu cầu.

Tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khoá XVIII, sáng 7/12, đồng chí Nguyễn Văn Đệ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trước, trong và sau Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khoá XVIII.

Theo đó, Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khoá XVIII có 92 ý kiến, kiến nghị trước kỳ họp; 40 ý kiến, kiến nghị trong và sau kỳ họp được gửi đến UBND tỉnh để giải quyết; bao gồm các lĩnh vực: Đầu tư, xây dựng; công thương; tài nguyên và môi trường; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải; tài chính; văn hóa và thể thao; lao động, thương binh và xã hội; giáo dục và đào tạo; y tế, bảo hiểm xã hội; nội vụ; tư pháp, quốc phòng - an ninh.

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri tỉnh nhà, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tích cực, chủ động nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết và trả lời đầy đủ 100% số kiến nghị và nội dung được yêu cầu.

Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Tiếp thu giải quyết kiến nghị của cử tri

Cử tri huyện Nghi Lộc phản ánh trên địa bàn xã Nghi Hưng còn nhiều hộ gia đình đã được rà soát để được hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, giải quyết.

Liên quan đến nội dung này, UBND tỉnh trả lời: Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng xem xét, giải quyết. Theo báo cáo của Sở Xây dựng, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc không có trường hợp người có công nào đã được UBND tỉnh phê duyệt mà chưa nhận được hỗ trợ. Trên địa bàn xã Nghi Hưng hiện có 34 hộ gia đình người có công với cách mạng nhưng không nằm trong danh sách đã được UBND huyện thẩm định, phê duyệt nên không được hỗ trợ kinh phí.

Đồng chí Nguyễn Văn Đệ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trước, trong và sau Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khoá XVIII. Ảnh: Thành Cường

Đồng chí Nguyễn Văn Đệ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trước, trong và sau Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khoá XVIII. Ảnh: Thành Cường

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ cũng cho biết: Để tiếp tục hỗ trợ ưu đãi người có công với cách mạng về nhà ở, Chính phủ ban hành Nghị định số 131 ngày 30/12/2021 quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để lấy ý kiến góp ý của các địa phương.

Sau khi Quyết định này được Trung ương ban hành, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Xây dựng và các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục tổ chức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.

Đối với ý kiến cử tri xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp kiến nghị UBND tỉnh quan tâm điều tiết khoản thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và phí bảo vệ môi trường cho huyện Quỳ Hợp nhưng không nên đưa vào cân đối ngân sách để hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và quản lý nhà nước trên địa bàn. Nội dung này đã được phản ánh tại kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh, Sở Tài chính trả lời sẽ xây dựng kế hoạch điều chỉnh, điều tiết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Nội dung này được UBND tỉnh trả lời, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước: Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước. Do đó, việc kiến nghị không đưa các khoản thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và phí bảo vệ môi trường vào cân đối ngân sách là chưa phù hợp.

Nội dung này được UBND tỉnh trả lời, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 20 ngày 9/12/2021 về việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025; Nghị quyết số 21 quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, ổn định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo đó, tỷ lệ điều tiết các khoản thu nêu trên và mức phân bổ sự nghiệp môi trường cho ngân sách cấp huyện, xã hưởng giai đoạn 2022 – 2025 đã được tăng lên so với giai đoạn 2016 – 2021.

Thông qua các quy định, các địa phương có nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản (trong đó có huyện Quỳ Hợp) đã được ưu tiên bố trí thêm nguồn lực để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Cử tri xã Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo nghiên cứu không nâng mức học phí đối với học sinh mầm non từ 40.000 đồng/em/tháng lên mức 60.000 đồng/em/tháng, vì hiện nay sau dịch Covid-19, nhân dân đang gặp khó khăn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Về nội dung này, UBND tỉnh trả lời, ngày 14/7/2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 14 quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập, mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026. Trong đó, mức học phí học trực tiếp năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non cụ thể như sau:

+ Vùng thành thị: 300.000 đồng/học sinh/ tháng;

+ Vùng nông thôn: 100.000 đồng/học sinh/ tháng;

+ Vùng dân tộc thiểu số và miền núi: 50.000 đồng/học sinh/ tháng.

(Mức thu học phí học trực tuyến (học Online) bằng 80% mức học phí học trực tiếp quy định ở trên).

Mức học phí quy định tại Nghị quyết số 14 ngày 14 tháng 7 năm 2022 của HĐND tỉnh Nghệ An là mức sàn theo quy định của Nghị định số 81 ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

Giờ học của học sinh Trường Mầm non xã Diễn An, huyện Diễn Châu. Ảnh: Thanh Lê

Giờ học của học sinh Trường Mầm non xã Diễn An, huyện Diễn Châu. Ảnh: Thanh Lê

Đối với nội dung cử tri xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương đề nghị UBND tỉnh có ý kiến với Chủ đầu tư Dự án Thủy điện Bản Vẽ triển khai xây dựng các hạng mục: chợ nông thôn, bia tưởng niệm liệt sĩ, sân chơi bãi tập… cho 2 xã tái định cư, vì đây là một trong những hạng mục được nêu trong Dự án tái định cư.

Vấn đề này được UBND tỉnh trả lời, đối với các nội dung liên quan đến các tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thủy điện Bản Vẽ, UBND tỉnh đã báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, sớm xem xét, chỉ đạo Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, EVN sớm giải quyết các tồn tại vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thủy điện Bản Vẽ.

Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan làm việc Bộ Công Thương để có phương án giải quyết nội dung trên.

Triển khai kịp thời các kết luận chất vấn

Đối với việc thực hiện kết luận chất vấn tại kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XVIII, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ cho biết: UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện để kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc mà đại biểu và cử tri quan tâm.

Theo đó, liên quan đến nội dung thực hiện Nghị quyết số 11 ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và công tác an sinh xã hội. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính và các địa phương trên địa bàn tỉnh rà soát đảm bảo không bỏ sót việc chi trả chế độ cho ngành Y tế cũng như giải quyết các khó khăn, vướng mắc về chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tập trung chỉ đạo thực hiện, hoàn thành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid- 19. Toàn tỉnh có 7.469 người lao động, 6.580 hộ kinh doanh, 471.852 lượt đối tượng được thụ hưởng chính sách; tổng kinh phí thực hiện là 469.860,179 triệu đồng.

Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Đối với đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo sớm hoàn thành các hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao vốn kế hoạch năm 2022 cho các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để triển khai thực hiện và giải ngân kịp thời.

Nội dung này được UBND tỉnh trả lời, tỉnh Nghệ An được hỗ trợ từ Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội với tổng kinh phí dự kiến 748 tỷ đồng cho 05 dự án thuộc 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, giáo dục nghề nghiệp và y tế. Đến nay, 05/05 dự án đã hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư. Hiện nay, chủ đầu tư đang lập hồ sơ trình phê duyệt quyết định đầu tư.

Đồng thời, các dự án đang chờ Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2022-2023 và hàng năm để triển khai thực hiện.

Về công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. Nội dung được UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 25/1/2021 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chung cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tăng cường nâng cao chất lượng công tác thẩm định, lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, tham mưu giải quyết các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra giám sát về quản lý sử dụng nhà ở xã hội; khắc phục tình trạng quy hoạch treo và dự án treo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Đoàn khảo sát của Trung ương về tổng kết Nghị quyết 26 khảo sát về công tác quy hoạch đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông ở Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Đoàn khảo sát của Trung ương về tổng kết Nghị quyết 26 khảo sát về công tác quy hoạch đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông ở Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Cùng đó, tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác lập, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng; xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý nhà nước trong lập, quản lý quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện.

Về nội dung đẩy nhanh tiến độ lập, trình và phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và các quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; quy hoạch các đô thị. Vấn đề này được UBND tỉnh trả lời, ngày 14/11/2022, Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh (Hội đồng Trung ương) đã thống nhất thông qua Quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để trình Thủ tướng phê duyệt theo quy định.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các địa phương thực hiện rà soát các quy hoạch đã được phê duyệt để kịp thời tham mưu lập điều chỉnh

Liên quan đến nội dung cân đối nguồn lực, kế hoạch đầu tư công trung hạn để hàng năm bố trí đủ nguồn vốn đầu tư dứt điểm, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã được quy hoạch trong đô thị; ưu tiên các công trình trọng điểm, các công trình động lực có khả năng thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.

Thi công dự án Đại lộ Vinh - Cửa Lò. Ảnh: Thanh Lê

Thi công dự án Đại lộ Vinh - Cửa Lò. Ảnh: Thanh Lê

Vấn đề này được UBND tỉnh trả lời, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh đã được xây dựng có chất lượng, đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí, trọng tâm, trọng điểm và khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải so với các giai đoạn trước: Số lượng dự án giảm hơn 60%; Ngân sách Trung ương giảm từ 289 dự án xuống 108 dự án (giảm 62,63%); Ngân sách địa phương giảm từ 793 dự án xuống 301 dự án (giảm 62,04%); Suất đầu tư các dự án tăng mạnh (Ngân sách Trung ương tăng gấp 5,91 lần, Ngân sách địa phương tăng gấp 3,14 lần).

Tin mới