Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm việc tại Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Trao đổi tại cuộc làm việc, đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh yêu cầu hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh quan tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Một số đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

Sáng 16/8, đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm trưởng đoàn đã có chương trình làm việc tại tỉnh Nghệ An theo chương trình kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 01 của Đoàn Chủ tịch về “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác dân tộc”. Ảnh: Mai Hoa
Sáng 16/8, đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm trưởng đoàn đã có chương trình làm việc tại tỉnh Nghệ An theo chương trình kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 01 của Đoàn Chủ tịch về “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác dân tộc”. Ảnh: Mai Hoa

Trực tiếp làm việc với đoàn, về phía tỉnh có đồng chí Ngọc Kim Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, cùng lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh.

Tại cuộc làm việc, báo cáo của lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và trao đổi của đồng chí Ngọc Kim Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng với một số cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh đã làm rõ một thông tin về vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh thời gian qua.

Cụ thể, hiện nay, Nghệ An có 47 dân tộc thiểu số, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh, trong đó, tập trung 5 dân tộc chính: Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu. Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tại 252 xã/12 huyện, thị xã; trong đó, 106 xã và 1.182 thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh báo cáo kết quả sau 7 năm thực hiện Kết luận số 01 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh báo cáo kết quả sau 7 năm thực hiện Kết luận số 01 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: Mai Hoa

Cùng với nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Đoàn Chủ tịch về “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác dân tộc”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với các cấp, ngành, tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thay đổi tư duy, nhận thức, ngày càng phát huy tốt hơn tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường trong đồng bào, bước chuyển tích cực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực miền núi nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh chia sẻ một số thông tin liên quan đến các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh chia sẻ một số thông tin liên quan đến các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Mai Hoa

Hình thức tuyên truyền được đổi mới thông qua thiết lập các trang, các nhóm Zalo, Facebook, Fanpage để tuyên truyền, nhằm kịp thời thông tin và tăng lượng người tiếp cận các thông tin cần tuyên truyền đến với đồng bào dân tộc thiểu số; thông qua đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp tổ chức các hội nghị tập huấn công tác dân tộc; tổ chức Tọa đàm “Lắng nghe tiếng nói người uy tín”.

Đặc biệt, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã phối hợp tuyên truyền triển khai, thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao nhận thức, sự vào cuộc của người dân. Rõ nét nhất là tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, ủng hộ tiền, ngày công, góp phần xây dựng 2 xã biên giới và 36 xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số về đích nông thôn mới.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Cẩm - Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Đội Biên phòng tỉnh chia sẻ một số khó khăn đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động của các cấp. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Nguyễn Ngọc Cẩm - Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Đội Biên phòng tỉnh chia sẻ một số khó khăn đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động của các cấp. Ảnh: Mai Hoa

Mặt trận Tổ quốc các cấp cũng phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền và vào cuộc theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” xây dựng hơn 900 mô hình sinh kế, giảm nghèo bền vững từ nguồn Quỹ Vì người nghèo và các nguồn hỗ trợ khác.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng phối hợp tốt với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện hiệu quả việc hướng dẫn các cơ quan cấp tỉnh hỗ trợ, giúp đỡ 115 xã miền Tây Nghệ An đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 310 tỷ đồng.

Đồng chí Ngọc Kim Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chia sẻ một số thông tin về chủ trương, chỉ đạo của tỉnh trong công tác dân tộc cũng như một số cách làm, mô hình hay của Nghệ An và nêu một số kiến nghị, đề xuất với Trung ương, nhất là khắc phục manh mún trong chính sách đầu tư vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Ngọc Kim Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chia sẻ một số thông tin về chủ trương, chỉ đạo của tỉnh trong công tác dân tộc cũng như một số cách làm, mô hình hay của Nghệ An và nêu một số kiến nghị, đề xuất với Trung ương, nhất là khắc phục manh mún trong chính sách đầu tư vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: Mai Hoa

Hoạt động giám sát, phản biện đối với các chủ trương, chính sách về dân tộc và công tác dân tộc được Mặt trận Tổ quốc các cấp quan tâm. Đáng quan tâm là giám sát triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I, từ năm 2021-2025; giám sát việc thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của Chủ tịch UBND cấp huyện; giám sát công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư Dự án Thủy điện Hủa Na.

Tập trung tuyên truyền khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại

Trên cơ sở trao đổi của tỉnh, tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt ra một số vấn đề quan tâm liên quan đến cơ chế khuyến khích, phát huy vai trò, hoạt động tích cực, hiệu quả của người uy tín; công tác tuyên truyền khắc phục các tập tục lạc hậu, nhất là tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, làm vía trừ tà…

Các tác động tích cực đối với đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp, đặc biệt là thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào, khắc phục tính trông chờ, ỷ lại…

Đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Mai Hoa

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh trong công tác tuyên truyền, vận động cũng như triển khai các chương trình, đề án, dự án đối với vùng miền núi nói chung và đồng bào dân tộc nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, tập quán của đồng bào, tạo sự thay đổi về diện mạo miền núi, vùng đồng bào dân tộc và đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ghi nhận nhiều đổi mới, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh trong triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Đoàn Chủ tịch về “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác dân tộc” với nhiều cách làm hay, cụ thể, thiết thực; qua đó, góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị, góp phần thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh cũng mong muốn Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Nghệ An tiếp tục bổ sung, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với yêu cầu tình hình nhiệm vụ hiện nay, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển mạnh mẽ hơn.

Tin mới