Vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Không nổi danh như Mù Cang Chải (Yên Bái) nhưng những thửa ruộng bậc thang ở miền Tây Nghệ An cũng mang những ấn tượng riêng. Mỗi mùa một vẻ. Đó là nét chấm phá ấn tượng khiến vùng đất còn nhiều bí ẩn này thêm phần thơ mộng

Gam màu mới dưới thung lũng bản Huồi Tố xã Mai Sơn Tương Dương. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây được người dân kỳ công tạo dựng suốt nhiều thế hệ và trở thành một vùng trông nhiều lúa nước hàng trăm hecta ở khu vực biên giới.
Gam màu mới dưới thung lũng bản Huồi Tố, xã Mai Sơn (Tương Dương). Những thửa ruộng bậc thang nơi đây được người dân kỳ công tạo dựng suốt nhiều thế hệ và trở thành một vùng trông nhiều lúa nước hàng trăm ha ở khu vực biên giới.
Những em nhỏ trên đồng lúa bản Húa Khố xã Quang Phong (Quế Phong) vào vụ cấy.
Những em nhỏ trên đồng lúa bản Húa Khố, xã Quang Phong (Quế Phong) cùng bố vào vụ cấy.
 Ở đâu đó trên dải đất miền Tây xứ Nghệ đầy nắng gió, những nông cụ thô sơ vẫn đóng vai trò chính trong đời sống sản xuất của người dân.
 Ở đâu đó trên dải đất miền Tây xứ Nghệ đầy nắng gió, những nông cụ thô sơ vẫn đóng vai trò chính trong đời sống sản xuất của người dân.
5.jpg
Người đàn ông với chiếc nông cụ san bằng mặt ruộng trên những thửa ruộng bậc thang xã Tiền Phong (Quế Phong).
Vào mùa gặt, những thửa ruộng bậc thang như chiếc khăn thêu bao bọc quanh bản. Bức tranh bản mường không chỉ hiện lên như gấm thêu mà còn gợi lên sự trù phú, no ấm.
Vào mùa gặt, những thửa ruộng bậc thang như chiếc khăn thêu bao bọc quanh bản. Bức tranh bản mường không chỉ hiện lên như gấm thêu mà còn gợi lên sự trù phú, no ấm.
Cánh đồng lúa nước xã Châu Kim (Quế Phong) vào mùa gặt. Những phụ nữ chuyển lúa về bản và chiếc cầu máng trở thành con đường chính của họ.
Cánh đồng lúa nước xã Châu Kim (Quế Phong) vào mùa gặt. Những phụ nữ chuyển lúa về bản và chiếc cầu máng trở thành con đường chính của họ.
7.jpg
Cánh đồng rợp bóng cò bay vào mùa gặt. Một nét nên thơ của bản Hoa Tiến xã Châu Tiến (Quỳ Châu). 
8.jpg
Cư dân vùng mường Pố xưa ( bản Tam Bông, xã Tam Quang, huyện Tương Dương ngày nay) đã có lịch sử hàng trăm năm làm lúa nước.
11

Bà mẹ người Đan bản Cò Phạt xã Môn Sơn (Con Cuông) gặt vụ hè thu.

13
Trên cánh đồng lúa bản Quang Phúc - xã Tam Đình (Tương Dương).
12
Mùa gặt ở bản Chằn Nằn xã Chi Khê (Con Cuông).
9.jpg
Thung lũng lúa nước ở xã Quang Phong (Quế Phong).
10.jpg
Những thửa ruộng bậc thang ở bản Pha xã Yên Khê (Con Cuông). Đây cũng là vùng trồng lúa nước lâu đời ở miền Tây xứ Nghệ.

Hồ Phương - Hữu Vi

TIN LIÊN QUAN

Tin mới