Vẻ đẹp của phụ nữ Nghệ An trong những khoảnh khắc lao động đời thường

(Baonghean.vn) - Trong nhịp lao động đời thường, người phụ nữ Nghệ An vẫn hiện ra với rất nhiều vẻ đẹp. Những vẻ đẹp vượt lên trên tất thảy những cảm quan về ngoại hình, mà lắng đọng hơn cả là biết bao tảo tần, giản dị, chịu thương chịu khó.
Phút nghỉ ngơi sau giờ thu hoạch. Ảnh: Hải Vương
Phút nghỉ ngơi sau giờ thu hoạch. Hình ảnh được chụp trên một cánh đồng dưa hấu vào tháng 4/2019. Thời điểm này, dưa hấu tăng giá kỷ lục, nông dân nhiều địa phương ở Nghệ An trúng đậm. Ảnh: Hải Vương
Nụ cười bội thu
Nụ cười bội thu trên cánh đồng mùa gặt. Gánh lúa oằn trên đôi vai mẹ là hình ảnh thân thương nhất trong ký ức mỗi đứa con sinh ra từ làng. Ảnh: Hải Vương
Một phụ nữ lớn tuổi ở làng nghề Do Nha, xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên đang ngồi đan liếp (còn gọi là dè, cót). Ở một vài vùng quê tại Nghệ An, nghề đan liếp vẫn còn được duy trì, dẫu thị trường dành cho sản phẩm này đang ngày một thu hẹp lại. Ảnh: Hải Vương
Một phụ nữ lớn tuổi ở làng nghề Do Nha, xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên đang ngồi đan liếp (còn gọi là dè, cót). Ở một vài vùng quê tại Nghệ An, nghề đan liếp vẫn còn được duy trì, dẫu thị trường dành cho sản phẩm này đang ngày một thu hẹp lại. Ảnh: Hải Vương
Những phụ nữ đan lưới ở miệt biển Diễn Châu. Đây là nghề truyền thống của nhiều người dân biển, cho thu nhập trung bình khoảng 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Nghề thích hợp với chị em phụ nữ bởi đòi hỏi sự nhẫn nại, khéo léo và tỉ mỉ. Ảnh: Lê Thắng
Những phụ nữ đan lưới ở miệt biển Diễn Châu. Đây là nghề truyền thống của nhiều người dân biển, cho thu nhập trung bình khoảng 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Nghề thích hợp với chị em phụ nữ bởi đòi hỏi sự nhẫn nại, khéo léo và tỉ mỉ. Ảnh: Lê Thắng
Ảnh chụp trong một công xưởng đóng gạch, với phần đông là phụ nữ địa phương bám trụ với nghề. Trong xưởng ánh sáng tù mù có rất nhiều công đoạn và hầu như công đoạn nào cũng nặng nhọc, song vì mưu sinh, những người phụ nữ này vẫn gắn bó với nghề nhiều năm nay. Ảnh: Hải Vương
Ảnh chụp trong một công xưởng đóng gạch, với phần đông là phụ nữ địa phương bám trụ với nghề. Trong xưởng ánh sáng tù mù có rất nhiều công đoạn và hầu như công đoạn nào cũng nặng nhọc, song vì mưu sinh, những người phụ nữ này vẫn gắn bó với nghề nhiều năm nay. Ảnh: Hải Vương
Vận chuyển gạch vừa đúc ra sân phơi. Ảnh: Lê Thắng
Vận chuyển gạch vừa đúc ra sân phơi. Ảnh: Lê Thắng
Người phụ nữ hiện nay có mặt trong hầu hết các công việc, kể cả những công việc xưa nay vẫn mặc định là "của đàn ông". Trong ảnh, một phụ nữ làm nghề thợ xây đang leo lên giàn giáo, chuẩn bị thực hiện phần việc quen thuộc của mình. Ảnh: Hải Vương
Người phụ nữ hiện nay có mặt trong hầu hết các công việc, kể cả những công việc xưa nay vẫn mặc định là "của đàn ông". Trong ảnh, một phụ nữ làm nghề thợ xây đang leo lên giàn giáo, chuẩn bị thực hiện phần việc quen thuộc của mình. Ảnh: Hải Vương
"Tiếng chổi tre/Xao xác hàng me..." - những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu đã đi vào tâm thức của bao thế hệ học trò, nhằm tôn vinh những lao động miệt mài, thầm lặng mà cao quý của những chị lao công, góp phần làm phố phường sạch đẹp hơn. Ảnh: Hải Vương
"Tiếng chổi tre/Xao xác hàng me..." - những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu đã đi vào tâm thức của bao thế hệ học trò, nhằm tôn vinh những lao động miệt mài, thầm lặng mà cao quý của những chị lao công, góp phần làm phố phường sạch đẹp hơn. Ảnh: Hải Vương

Tin mới