Về hội Đền Hoàng Mười xem hầu đồng

(Baonghean.vn) - Được xem là nét văn hóa tín ngưỡng dân gian để cầu sức khỏe, bình an, hầu đồng là hoạt động không thể thiếu ở Lễ hội Đền Hoàng Mười.
Ảnh: Trung Kiên
Lễ hội Đền Hoàng Mười năm nay diễn ra từ mùng 8 đến 10/10 âm lịch. Trong các ngày diễn ra lễ hội có hàng nghìn người dân và du khách về dự lễ. Ảnh: Kiên Rose
Ảnh: Hải Vương
Không gian đền Hoàng Mười những ngày này luôn chật cứng người. Ảnh: Hải Vương

Trong đó, hầu đồng là nét văn hóa tín ngưỡng dân gian để cầu sức khỏe, bình an thu hút nhiều người tham gia. Hầu đồng, hay còn được gọi là chầu văn, ngự đồng… là nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ (Đạo Mẫu) của dân tộc ta. Ảnh: Hải Vương
Trong đó, hầu đồng là nét văn hóa tín ngưỡng dân gian để cầu sức khỏe, bình an thu hút nhiều người tham gia.  Hầu đồng, hay còn được gọi là chầu văn, ngự đồng… là nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ (Đạo Mẫu) của dân tộc ta. Ảnh: Hải Vương
Ảnh: Hải Vương
ngày 9/9/2013, nghi lễ hầu đồng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; ngày 1/12/2016, UNESCO chính thức ra nghị quyết công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Những "ông đồng", "bà đồng" được những người "phụ đồng" hay còn được gọi là nhị trụ, tứ trụ hầu đồng chuẩn bị trang phục, lễ lạt. Ảnh: Hải Vương
 
Ảnh: Hải Vương
 Hoạt động không thể thiếu trong các buổi hầu đồng là múa đồng, được xem là một hình thức diễn xướng đã được cách điểm hóa, khẳng định sự ứng nhập của thần linh. Ảnh: Hải Vương
Ảnh: Trung Kiên
Một thứ không thể thiếu trong buổi lễ hầu đồng là hát chầu văn kể sự tích lai lịch các vị thánh khi đang giá. Ảnh: Kiên Rose
 

Tin mới