Về miền quê của 'Bà chúa thơ Nôm'

(Baonghean.vn) - Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nổi tiếng là “đất học” không chỉ của xứ Nghệ mà còn của cả nước.
Theo sử sách, làng Quỳnh Đôi được các dòng họ Hồ, Nguyễn và Hoàng về khai cơ từ năm 1378 và đặt tên là "Thổ Đôi Trang". Đến năm 1528, cụ Hồ Nhân Hy (Đời Mạc) đổi tên thành xã Quỳnh Đôi như ngày nay. Trong ảnh: Cổng chào làng Quỳnh Đôi được xây dựng khang trang, bề thế. Ảnh Đình Tuyên

Theo sử sách, làng Quỳnh Đôi được các dòng họ Hồ, Nguyễn và Hoàng về khai cơ từ năm 1378 và đặt tên là "Thổ Đôi Trang". Đến năm 1528, cụ Hồ Nhân Hy (Đời Mạc) đổi tên thành xã Quỳnh Đôi như ngày nay. Trong ảnh: Cổng chào làng Quỳnh Đôi được xây dựng khang trang, bề thế. Ảnh Đình Tuyên

Xã Quỳnh Đôi vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Nhà cửa được xây dựng khang trang, các tuyến đường luôn đảm bảo xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Đình Tuyên

Xã Quỳnh Đôi vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Nhà cửa được xây dựng khang trang, các tuyến đường luôn đảm bảo xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Đình Tuyên

Với lịch sử khai phá từ lâu đời, xã Quỳnh Đôi được xem là "miền di tích" với hàng chục di tích lịch sử, trong đó có 8 di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Trong ảnh: Di tích lịch sử Quốc gia đình làng Quỳnh Đôi. Ảnh: Đình Tuyên

Với lịch sử khai phá từ lâu đời, xã Quỳnh Đôi được xem là "miền di tích" với hàng chục di tích lịch sử, trong đó có 8 di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Trong ảnh: Di tích lịch sử Quốc gia đình làng Quỳnh Đôi. Ảnh: Đình Tuyên

Quỳnh Đôi cũng là địa phương có nhiều dòng họ nổi tiếng, trong đó có dòng họ Hồ. Nhà thờ họ Hồ được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, khuôn viên rộng, được xây dựng khang trang, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh, là nơi tụ hội của con cháu khắp mọi miền đất nước. Ảnh: Đình Tuyên

Quỳnh Đôi cũng là địa phương có nhiều dòng họ nổi tiếng, trong đó có dòng họ Hồ. Nhà thờ họ Hồ được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, khuôn viên rộng, được xây dựng khang trang, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh, là nơi tụ hội của con cháu khắp mọi miền đất nước. Ảnh: Đình Tuyên

Trong khuôn viên nhà thờ họ Hồ có nhà bia, phía trong dựng 3 tấm bia ghi danh những người con của dòng họ có nhiều công trạng đối với quê hương, đất nước. Ảnh: Đình Tuyên

Trong khuôn viên nhà thờ họ Hồ có nhà bia, phía trong dựng 3 tấm bia ghi danh những người con của dòng họ có nhiều công trạng đối với quê hương, đất nước. Ảnh: Đình Tuyên

Đặc biệt, trong khuôn viên còn có tượng nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772-1822), người được hậu thế suy tôn là "Bà Chúa thơ Nôm". Thơ Hồ Xuân Hương được đánh giá mang đậm giá trị nhân văn, thể hiện khát vọng vươn lên của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ảnh: Đình Tuyên

Đặc biệt, trong khuôn viên còn có tượng nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772-1822), người được hậu thế suy tôn là "Bà Chúa thơ Nôm". Thơ Hồ Xuân Hương được đánh giá mang đậm giá trị nhân văn, thể hiện khát vọng vươn lên của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ảnh: Đình Tuyên

Hai bên tượng nữ sĩ Hồ Xuân Hương là hai tấm bia khắc hai bài thơ Nôm nổi tiếng của bà là "Bánh trôi nước" và "Đề đền Sầm Nghi Đống". Ảnh: Đình Tuyên

Hai bên tượng nữ sĩ Hồ Xuân Hương là hai tấm bia khắc hai bài thơ Nôm nổi tiếng của bà là "Bánh trôi nước" và "Đề đền Sầm Nghi Đống". Ảnh: Đình Tuyên

Cùng với đình làng Quỳnh Đôi và nhà thờ họ Hồ, các di tích lịch sử ở nơi đây góp phần khẳng định Quỳnh Đôi là "đất học", là vùng quê "địa linh nhân kiệt". Trong ảnh: Di tích lịch sử Quốc gia nhà thờ Quỳnh Quận công Hồ Phi Tích (1665 -1754). Hồ Phi Tích đậu Hoàng Giáp khoa Canh Thìn (1700), làm quan đến Thượng thư bộ Binh, bộ Hình, tước Quỳnh quận công. Sinh thời, cụ trích đất gây quỹ phục vụ công tác khuyến học, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục. Ảnh: Đình Tuyên

Cùng với đình làng Quỳnh Đôi và nhà thờ họ Hồ, các di tích lịch sử ở nơi đây góp phần khẳng định Quỳnh Đôi là "đất học", là vùng quê "địa linh nhân kiệt". Trong ảnh: Di tích lịch sử Quốc gia nhà thờ Quỳnh Quận công Hồ Phi Tích (1665 -1754). Hồ Phi Tích đậu Hoàng Giáp khoa Canh Thìn (1700), làm quan đến Thượng thư bộ Binh, bộ Hình, tước Quỳnh quận công. Sinh thời, cụ trích đất gây quỹ phục vụ công tác khuyến học, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục. Ảnh: Đình Tuyên

Nằm cạnh nhà thờ Quỳnh Quận công Hồ Phi Tích là nhà thờ và khu lăng mộ cụ Hồ Tùng Mậu (Di tích lịch sử Quốc gia) và nhà bia nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Trong ảnh: Khu lăng mộ cụ Hồ Tùng Mậu (1895 - 1951), nhà chí sĩ cách mạng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra chính phủ. Ảnh: Đình Tuyên

Nằm cạnh nhà thờ Quỳnh Quận công Hồ Phi Tích là nhà thờ và khu lăng mộ cụ Hồ Tùng Mậu (Di tích lịch sử Quốc gia) và nhà bia nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Trong ảnh: Khu lăng mộ cụ Hồ Tùng Mậu (1895 - 1951), nhà chí sĩ cách mạng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra chính phủ. Ảnh: Đình Tuyên

Tiếp nối truyền thống hiếu học của tổ tiên, thế hệ con cháu hôm nay ở Quỳnh Đôi tiếp tục nỗ lực, vươn lên trong học tập để xứng đáng với vùng "đất học" nổi tiếng không chỉ của xứ Nghệ mà còn của cả nước. Trong ảnh: Trường Tiểu học và THCS Hồ Tùng Mậu, xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ảnh: Đình Tuyên

Tiếp nối truyền thống hiếu học của tổ tiên, thế hệ con cháu hôm nay ở Quỳnh Đôi tiếp tục nỗ lực, vươn lên trong học tập để xứng đáng với vùng "đất học" nổi tiếng không chỉ của xứ Nghệ mà còn của cả nước. Trong ảnh: Trường Tiểu học và THCS Hồ Tùng Mậu, xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ảnh: Đình Tuyên

Tin mới