Venezuela đang sở hữu vũ khí nào để chống trả Mỹ?

Màn duyệt binh phô diễn các loại kỹ thuật quân sự và vũ khí, các vị tướng trong quân đội Venezuela tuyên bố trung thành với chính quyền của Tổng thống hợp pháp, cuộc tập trận quy mô lớn dự kiến vào giữa tháng Hai.

Một trong những thế lực mạnh nhất ở Nam Mỹ

Quân đội Venezuela vội vã chuẩn bị phòng thủ chống lại sự xâm lược từ bên ngoài. Và họ có cơ sở để làm như vậy: Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét mọi giải pháp với vấn đề Venezuela, kể cả giải pháp bạo lực nhằm lật đổ Nicolas Maduro.
Quân đội Venezuela được coi là một trong những thế lực mạnh nhất ở Nam Mỹ. Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS, tổng số quân của Venezuela là 123 nghìn người cộng với 220 nghìn dân quân tự vệ.

Binh sỹ quân đội Venezuela duyệt binh. Ảnh: AP
Binh sỹ quân đội Venezuela duyệt binh. Ảnh: AP
Ngân sách quân sự của đất nước là từ 2,6 đến 3 tỷ USD. Các lực lượng vũ trang bao gồm Bộ chỉ huy chiến lược, Lục quân, Hải quân, Không quân, Vệ binh quốc gia và dân quân.

Venezuela là nhà nhập khẩu vũ khí Nga lớn nhất ở Tây bán cầu. Năm 2006, nước này đã mua một lô súng trường tấn công AK-103 dùng đạn 7.62mm, thay thế súng trường tấn công FN FAL của Bỉ đã được sử dụng từ giữa thế kỷ XX.

Hầu như tất cả các thiết bị quân sự của Lục quân Venezuela đều do Nga sản xuất: 92 chiếc xe tăng T-72B1V, 123 chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3M (hiện đại hóa), 114 chiếc xe bọc thép BTR-80A. Ngoài ra còn có các xe tăng AMX-30 của Pháp (đã lỗi thời), những chiếc xe bọc thép chở quân của Pháp và Trung Quốc.

Pháo binh dã chiến gồm 50 khẩu pháo tự hành bọc thép bắn đạn 152mm Msta-S, 24 khẩu pháo phản lực bắn loạt Grad bắn đạn 122mm và 12 khẩu pháo phản lực Smerch 300mm.

CC BY-SA 2.0 / CANCILLERÍA DEL ECUADOR / CARACAS BMP-3M
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3M của quân đội Venezuela. Ảnh: CC BY-SA 2.0/ CANCILLERÍA DEL ECUADOR
Còn có những khẩu pháo của Nga, Pháp và Mỹ kích thước nhỏ hơn. Không quân gồm 10 chiếc trực thăng tấn công Mi-35M2, 16 chiếc trực thăng đa năng Mi-17V5, 3 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26, cũng như 40 chiếc trực thăng hạng nhẹ do Bell và Sikorsky (Mỹ) sản xuất.

"Con át chủ bài" chính của Không quân Vênêzuela là 23 chiếc máy bay tiêm kích hạng nặng Su-30MK2V của Nga và 19 chiếc máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-16A của Mỹ. Trong lực lượng không quân vận tải có các loại máy bay khác nhau: khoảng 40 chiếc máy bay do Mỹ, Trung Quốc, Đức và Anh sản xuất.

Lực lượng Hải quân rất khiêm tốn, nhưng, vẫn đủ để bảo vệ khu vực gần biển. 3 tàu khu trục tên lửa Lupo của Ý, 2 tàu ngầm ngư lôi dự án 209 của Đức và 15 tàu pháo tuần tra.

Hệ thống phòng không mạnh mẽ 

Sức mạnh của Lực lượng Vũ trang Venezuela được bảo đảm bởi hệ thống phòng không mạnh mẽ (5 lữ đoàn). Đây là một yếu tố quan trọng có thể tác động đến một nhóm diều hâu trong Lầu năm góc. Venezuela sở hữu hai sư đoàn hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300VM có thể đối phó hiệu quả với các mục tiêu (bao gồm cả mục tiêu khó phát hiện) ở khoảng cách lên tới 250 km và ở độ cao từ 25 đến 30.000 mét, cũng như với tên lửa đạn đạo.

Các nhiệm vụ phòng không tầm trung được thực hiện bởi 12 hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E, cũng như 24 hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2M S-125 được hiện đại hóa. Phiên bản xuất khẩu của hệ thống tên lửa phòng không Buk đã chứng minh hiệu quả trong thực chiến ở Syria.

Hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2M S-125 trên khung gầm tự hành, đánh chặn các mục tiêu ở cự ly từ 20 đến 32 km và ở độ cao từ 20 đến 20.000 mét, được trang bị thiết bị hiện đại "đánh lừa" tên lửa diệt radar.

Su-30MK2V của Venezuela. Ảnh:  ANDRÉ AUSTIN DU-PONT ROCHA (MEXICO AIR SPOTTERS M.A.S
Su-30MK2V của Venezuela. Ảnh: ANDRÉ AUSTIN DU-PONT ROCHA (MEXICO AIR SPOTTERS M.A.S
Tuyến phòng không cuối cùng là 12 tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M1 và mấy nghìn hệ thống phòng không vác vai Igla-S, cũng như những khẩu pháo phòng không của Nga (Liên Xô) và Pháp sản xuất.

Tất cả các lữ đoàn phòng không phối hợp hoạt động với Bộ chỉ huy phòng không vũ trụ (một phần của Không quân). Giám sát không phận được thực hiện bởi các hệ thống radar 3 tọa độ JYL-1 và hệ thống radar cơ động JY-11B của Trung Quốc (loại JY-11B có hiệu quả khá cao).

Như vậy, Venezuela có đủ khả năng bắn hạ "những vị khách không mời", họ cần suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định xâm nhập không phận của nước này.

Tất nhiên, không thể so sánh sức mạnh quân sự của Venezuela với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong trường hợp Mỹ quyết định can thiệp quân sự vào Venezuela, quân đội của nước này có thể chống trả mạnh mẽ.

Hơn nữa, dư luận ở các nước NATO rất nhạy cảm với tổn thất quân sự. Đặc biệt khi có những phi công quân nhân tinh nhuệ của bất kỳ quốc gia nào thiệt mạng.

Tin mới