Việt Nam được mời tham dự triển lãm tiêm kích F-35

Theo Reuters, Việt Nam đã chính thức được mời tham dự Triển lãm vũ khí tại Nhật Bản, trong đó có sự tham gia của Lockheed Martin với tiêm kích F-35.

Thông tin này được Sputnik dẫn lại nguồn tin từ thông tấn Anh cho biết, triển lãm về công nghệ và hệ thống phòng không hàng hải (MAST) sẽ kéo dài 3 ngày (12-14/6) gần thủ đô Tokyo của Nhật Bản.

Ngoài việt Nam, Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn gửi lời mời tới đại diện quân sự của các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Hãng tin của Anh dẫn lời hai nguồn tin cho biết, Việt Nam, cùng với các nước trên, cũng được mời tham dự một cuộc hội thảo riêng về công nghệ quân sự.

"Bộ Quốc phòng sẽ chủ trì hội thảo ngay sau khi MAST kết thúc", một nguồn tin nói. Tuy nhiên, Việt Nam chưa xác nhận có cử người tới Nhật hay không. Triển lãm MAST đầu tiên được tổ chức vào năm 2015.

Tiêm kích F-35 tham dự triển lãm quân sự.
Tiêm kích F-35 tham dự triển lãm quân sự.

Theo Reuters, măm nay, ít nhất 16 công ty Nhật sẽ trưng bày sản phẩm tại hội chợ. Ngoài ra, các tập đoàn vũ khí nước ngoài cũng tham dự, trong đó có cả công ty sản xuất máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ là Lockheed Martin.

Việc Việt Nam được Nhật Bản mời tham dự triển lãm quốc phòng thể hiện sự tăng cường quan hệ cả trên lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng giữa hai bên. Theo Giáo sư-Tiến sĩ Vladimir Kolotov, mối quan hệ này phục vụ lợi ích của cả hai nước.

Hiện nay, Bắc Kinh là đối tác thương mại chính của Hà Nội, nhưng Việt Nam vẫn chưa thoát cảnh nhập siêu cao từ Trung Quốc. Để có cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng, Việt Nam đã ký kết hiệp định FTA với hầu hết các khu vực thương mại tự do đang tồn tại trên thế giới, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác.

Trong bối cảnh này, mối quan hệ với Nhật Bản đang phát triển rất tích cực, Tokyo cung cấp cho Hà Nội những khoản đầu tư lớn, xây dựng nhà máy, tạo việc làm. Đối với Việt Nam, Nhật Bản là một tấm gương về sự phát triển thành công theo con đường hiện đại hóa.

Ông Vladimir Kolotov nhận định rằng, mối quan hệ song phương giữa hai nước đang phát triển tích cực trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, đặc biệt trong việc xây dựng lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam.

Nhật Bản đã cung cấp cho Việt Nam một số tàu tuần tra, mà điều đó là rất quan trọng bởi vì Hà Nội đang cần củng cố vị thế của mình trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, tuần tra các vùng biển và theo dõi hành động thay đổi hiện trạng Biển Đông.

Giáo sư Kolotov cho rằng, Nhật Bản muốn phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và quân sự-kỹ thuật của các nước Đông Nam Á còn có mục đích nhằm làm giảm sức mạnh của Trung Quốc.

Chính vì vậy, Tokyo sẽ có nhiều cơ hội giải quyết các tranh chấp với Bắc Kinh trên cơ sở thuận lợi nhất, nhằm bảo vệ lợi ích cho mình. Còn các nước Đông Nam Á cũng có thêm một “đồng minh” quan trọng để tạo đối trọng. Đây là chiến lược “hai bên cùng có lợi” mà cả Nhật Bản và các nước ASEAN đều mong muốn.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới