Việt Nam khôi phục thành công tàu đổ bộ LST của Mỹ

Việt Nam đã thành công trong việc khôi phục đầy đủ hoạt động tàu đổ bộ tăng kiểu LST do Mỹ sản xuất mà ta thu được từ năm 1975. 

Trong bài viết
Trong bài viết "Sáng tạo ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác tham mưu kỹ thuật" đăng tải trên báo QĐND Online đã thông tin chi tiết quan trọng trong chương trình nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật. Cụ thể, đối với hải quân, Tổng cục Kỹ thuật phối hợp chỉ đạo các ban ngành liên quan đã khôi phục thành công tàu đổ bộ LST. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Tuy không nói rõ phiên hiệu, nhưng căn cứ vào kiểu loại tàu, có thể phán đoán được rằng Việt Nam đã khôi phục hoạt động thành công lớp tàu đổ bộ tăng cỡ lớn (Landing Ship, tank) là chiến lợi phẩm mà ta thu được năm 1975. Tổng cộng ta chỉ thu được hai chiếc LST mang phiên hiệu HQ-501 (sau ta vẫn giữ phiên hiệu này) và HQ-503 (sau đổi thành HQ-505). Nguồn ảnh: Tư liệu
Tuy không nói rõ phiên hiệu, nhưng căn cứ vào kiểu loại tàu, có thể phán đoán được rằng Việt Nam đã khôi phục hoạt động thành công lớp tàu đổ bộ tăng cỡ lớn (Landing Ship, tank) là chiến lợi phẩm mà ta thu được năm 1975. Tổng cộng ta chỉ thu được hai chiếc LST mang phiên hiệu HQ-501 (sau ta vẫn giữ phiên hiệu này) và HQ-503 (sau đổi thành HQ-505). Nguồn ảnh: Tư liệu
Với hai tàu đổ bộ LST này, Hải quân Nhân dân Việt Nam khi đó tăng cường đáng kể sức mạnh. Tính năng của tàu LST và các tàu chiến lợi phẩm khác được phát huy cao độ trong chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: Tư liệu
Với hai tàu đổ bộ LST này, Hải quân Nhân dân Việt Nam khi đó tăng cường đáng kể sức mạnh. Tính năng của tàu LST và các tàu chiến lợi phẩm khác được phát huy cao độ trong chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: Tư liệu
Sau này, trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền CQ-88 năm 1988 ở Trường Sa, tàu đổ bộ HQ-505 đã góp công giữ vững chủ quyền đảo Cô Lin. Tuy nhiên, sau CQ-88, HQ-505 bị tàu Trung Quốc bắn hỏng nặng và không thể sửa chữa. Nó bị chìm trên đường kéo về đất liền nhằm phục vụ làm tàu trưng bày bảo tàng. Cho nên tới nay, có lẽ chúng ta chỉ còn chiếc HQ-501. Nguồn ảnh: Tư liệu
Sau này, trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền CQ-88 năm 1988 ở Trường Sa, tàu đổ bộ HQ-505 đã góp công giữ vững chủ quyền đảo Cô Lin. Tuy nhiên, sau CQ-88, HQ-505 bị tàu Trung Quốc bắn hỏng nặng và không thể sửa chữa. Nó bị chìm trên đường kéo về đất liền nhằm phục vụ làm tàu trưng bày bảo tàng. Cho nên tới nay, có lẽ chúng ta chỉ còn chiếc HQ-501. Nguồn ảnh: Tư liệu
Với một chiếc tàu được chế tạo từ năm 1944, trải qua 70 năm thì đương nhiên hoạt động của nó không còn được tốt như lúc đầu. Đó chính là lúc trí tuệ Việt Nam phát huy. Và như đã đề cập ở trên, chúng ta đã khôi phục hoạt động thành công tàu đổ bộ LST HQ-501. Trong ảnh, HQ-501 tham gia diễn tập đổ bộ đường biển năm 2016. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Với một chiếc tàu được chế tạo từ năm 1944, trải qua 70 năm thì đương nhiên hoạt động của nó không còn được tốt như lúc đầu. Đó chính là lúc trí tuệ Việt Nam phát huy. Và như đã đề cập ở trên, chúng ta đã khôi phục hoạt động thành công tàu đổ bộ LST HQ-501. Trong ảnh, HQ-501 tham gia diễn tập đổ bộ đường biển năm 2016. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Không chỉ khôi phục được hoạt động của tàu, chúng ta còn duy trì được các khẩu pháo nòng kép Bofor 40mm và thậm chí là làm được đạn. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Không chỉ khôi phục được hoạt động của tàu, chúng ta còn duy trì được các khẩu pháo nòng kép Bofor 40mm và thậm chí là làm được đạn. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Trong ảnh, pháo tàu HQ-501 nã đạn diệt mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Trong ảnh, pháo tàu HQ-501 nã đạn diệt mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Tàu đổ bộ 501 có lượng giãn nước toàn tải khoảng 3.698 tấn, dài 100m, rộng 15m. Tàu trang bị 2 động cơ diesel General Motors 12-567 cho phép đạt tốc độ tối đa 22km/h. Tàu có khả năng chở khoảng 140 lính thủy, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (treo dọc hông) và các xe tăng PT-76, xe bọc thép BTR-60PB. Nguồn ảnh: VnmilitaryHistory
Tàu đổ bộ 501 có lượng giãn nước toàn tải khoảng 3.698 tấn, dài 100m, rộng 15m. Tàu trang bị 2 động cơ diesel General Motors 12-567 cho phép đạt tốc độ tối đa 22km/h. Tàu có khả năng chở khoảng 140 lính thủy, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (treo dọc hông) và các xe tăng PT-76, xe bọc thép BTR-60PB. Nguồn ảnh: VnmilitaryHistory
Ngoài ra, trên boong tàu còn có khả năng chuyên chở ít nhất một máy bay trực thăng. Trong ảnh, tàu LST chở trực thăng UH-1 tham gia chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: VnmilitaryHistory
Ngoài ra, trên boong tàu còn có khả năng chuyên chở ít nhất một máy bay trực thăng. Trong ảnh, tàu LST chở trực thăng UH-1 tham gia chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: VnmilitaryHistory
Boong tàu LST HQ-501 được vẽ dấu vòng tròn trắng – điểm đỗ của máy bay trực thăng. Hiện nay, nó có thể tiếp nhận được cả Mi-8/17 và Ka-28. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân
Boong tàu LST HQ-501 được vẽ dấu vòng tròn trắng – điểm đỗ của máy bay trực thăng. Hiện nay, nó có thể tiếp nhận được cả Mi-8/17 và Ka-28. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân

 Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN

Tin mới