Virus corona Vũ Hán: Nỗi sợ hãi mới là mối nguy thực thụ

(Baonghean.vn) - Căn bệnh mới xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc trong những tuần lễ gần đây đã tạo ra những đầu báo gây hoang mang, sợ hãi ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng như lịch sử nhiều lần cho thấy, dù con số tử vong thật đáng buồn, song chính sự phản ứng thái quá lại là điều hết sức nguy hiểm.
Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ đưa bệnh nhân nghi nhiễm vi rút rời căn hộ ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ đưa bệnh nhân nghi nhiễm vi rút rời căn hộ ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với vi rút corona chủng mới (gọi tắt là 2019-nCoV), khi Trung Quốc công bố số người chết do virus này đã lên tới 213 người, với gần 10.000 ca lây nhiễm. Hầu hết các ca tử vong và nhiễm bệnh đều ở Trung Quốc, dù vậy vẫn có khoảng 100 ca khác ở 20 quốc gia trên thế giới. Theo tạp chí y khoa Anh The Lancet, căn bệnh này rất giống với 2 loại virus corona được tìm thấy ở loài dơi. Vì thế, căn bệnh này có thể lây sang người từ dơi, thông qua các loại động vật được bày bán ở một khu chợ tại Vũ Hán.

Vi rút còn có thể truyền từ người sang người, ca đầu tiên như vậy đã xuất hiện tại châu Âu, được ghi nhận ở Đức hôm 28/1, và sự lây lan có thể xảy ra trước khi có dấu hiệu mắc bệnh. Trong khi hầu hết những người mắc bệnh chỉ có các triệu chứng nhẹ, thì khoảng 20% số ca có các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm phổi, suy hô hấp và tử vong.

Sỹ quan bán quân sự đeo khẩu trang xếp hàng trước cổng Thiên An Môn, Bắc Kinh hôm 30/1. Ảnh: Reuters
Sỹ quan bán quân sự đeo khẩu trang xếp hàng trước cổng Thiên An Môn, Bắc Kinh hôm 30/1. Ảnh: Reuters

Phản ứng thái quá còn nguy hơn virus

Vũ Hán và các khu vực lân cận đã bị giới chức Trung Quốc phong tỏa, các hoạt động chào mừng Tết Nguyên đán tại Trung Quốc đã bị cắt giảm, còn thời gian nghỉ lễ được kéo dài thêm nhằm nỗ lực hạn chế lây lan dịch bệnh. Ở các nước như Anh hay Australia, những người đến từ các khu vực nói trên đang bị cách ly, và nhiều hãng hàng không lớn đã ngừng cung cấp các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục.

Nhưng dù những biện pháp này có thể trong ngắn hạn là biện pháp hạn chế lây lan vi rút, thì việc kéo dài chúng trong thời gian dài hoặc tăng nỗi lo lắng của người dân thực sự có thể gây ra nhiều tác hại hơn bản thân loại virus.

Nhiều người nhận thấy có những nét tương đồng giữa dịch hiện nay với hội chứng hô hấp cấp (SARS) năm 2003. Thực tế là vi rút mới cũng tương tự với loại virus gây SARS. Theo một ước tính, SARS đã khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 50 tỷ USD. Tuy nhiên, theo WHO, trước khi tiêu diệt SARS chỉ ghi nhận 8.096 ca nhiễm và 774 ca tử vong. Còn trong cuộc khủng hoảng hiện nay, giá dầu và nhiều mặt hàng khác đã giảm mạnh. Nhiều nhà máy vẫn phải đóng cửa, ảnh hưởng đến nhiều công ty và người tiêu dùng đang cần hàng hóa và nhiều nhà cung cấp nguyên liệu thô.

Ảnh hưởng kinh tế do 2019-nCoV có thể lớn hơn rất nhiều so với SARS bởi nền kinh tế Trung Quốc hiện có quy mô lớn hơn nhiều so với hồi năm 2003, và người dân của họ cũng giàu hơn. Chẳng hạn, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UN) ước tính rằng trong năm 2018 gần 168 triệu người Trung Quốc đã đi du lịch nước ngoài, chi tiêu khoảng 277 tỷ USD. Điều đó hiện đã và đang ảnh hưởng đến những người bán hàng hóa và dịch vụ cho du khách, từ Paris cho tới Bangkok. Riêng với Trung Quốc, đã có những ước tính rằng việc phản ứng trước dịch bệnh có thể khiến GDP sụt giảm 1 điểm phần trăm trong quý đầu tiên của năm nay.

Tấm biển ghi nhiều ngôn ngữ, bao gồm Trung Quốc, thông báo với khách hàng rằng một tiệm thuốc tại Rome đã cháy hàng khẩu trang. Ảnh: AFP
Tấm biển ghi nhiều ngôn ngữ, bao gồm Trung Quốc, thông báo với khách hàng rằng một tiệm thuốc tại Rome đã cháy hàng khẩu trang. Ảnh: AFP

Nhân loại từng trải qua điều tệ hơn, nhưng ít náo loạn hơn

Khi mà những nguy cơ đang ở ngưỡng cao, cần phải hiểu một số điều. Dù 2019-nCoV là chủng virus mới, nhưng rất khó có thể gây ra nhiều ca tử vong như những căn bệnh mà chúng ta đã “chung sống” trong suốt 1 thời gian rất dài qua.

Chẳng hạn, bệnh lao cướp đi sinh mạng hơn 1 triệu người mỗi năm trên khắp thế giới, và khoảng 1/3 dân số thế giới có khả năng bị mắc bệnh - dù với đa số mọi người, hệ thống miễn dịch sẽ kiềm chế được căn bệnh. Số nạn nhân tương tự có thể tử vong do sốt rét. Các căn bệnh liên quan đến đại dịch AIDS đã khiến hơn nửa triệu người bỏ mạng trong năm 2018. Bệnh cúm theo mùa, theo một ước tính, khiến gần 300.000 đến gần 650.000 người chết trên toàn cầu mỗi năm. Và những con số thương vong này cũng vẫn nhỏ khi so sánh với những “kẻ giết người” kinh khủng nhất: đó là bệnh tim, đột quỵ, ung thư và sa sút trí tuệ.

Hơn nữa, nhờ tiến bộ khoa học và kinh tế, thông tin liên lạc và hợp tác quốc tế được cải thiện, chúng ta hiện ở vị thế tốt hơn để ứng phó với những căn bệnh mới. Vắc xin hiện đang trong quá trình nghiên cứu điều chế cho chủng 2019-nCoV, dù sẽ mất vài tháng thậm chí vài năm thì mới được sử dụng rộng rãi sau nhiều gia đoạn thử nghiệm. Sự phát triển kinh tế đem lại công cụ để huy động các nguồn lực chống chọi các dịch bệnh, thậm chí giới chức Trung Quốc đã khẳng định họ có thể xây một bệnh viện mới chỉ trong vòng 6 ngày. Việc có khả năng nhận thức thực tế rằng một căn bệnh mới đang xuất hiện và có các biện pháp phòng ngừa có thể đem lại tác động đáng kể. Chẳng hạn, thông qua chia sẻ các phân tích gen một cách nhanh chóng, Trung Quốc đã tạo điều kiện để các nước khác phát hiện các ca bệnh mới.

Dẫu hiện chưa có phương thuốc điều trị 2019-nCoV, thì việc đơn giản là có sự tiếp cận với bệnh viện chất lượng hơn - một lợi ích của sự phát triển kinh tế trên khắp thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc - cũng đồng nghĩa nhiều người có thể vượt qua tình trạng nặng nhất của bệnh và thành công hồi phục.

Trong khi suy nghĩ về một căn bệnh mới quả thực đáng sợ, thì dành quá nhiều chú ý, quy định và nguồn lực cho 2019-nCoV có thể dẫn tới nỗi bất hạnh về kinh tế cho nhiều người. Thậm chí điều đó có thể gây ra nhiều ca tử vong hơn nếu sự quan tâm về y tế bị chuyển hướng khỏi việc điều trị những căn bệnh thường gặp hơn, song có độ nguy hiểm không kém. Vì thế, hãy hy vọng rằng, giới chức khắp nơi trên thế giới giữ được một cái đầu lạnh!

Tin mới