Virus dịch tả lợn châu Phi không lây lan qua không khí

Các nhà khoa học trên thế giới chứng minh và xác nhận, virus dịch tả lợn Châu Phi (ASF) không lây truyền qua không khí mà chủ yếu lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh.
Đó là khẳng định của GS Jeroen Dewulf, đến từ Đại học Ghent, Bỉ qua chia sẻ với các chuyên gia tại Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT). 
Từ những kết quả nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học trên thế giới chứng minh và xác nhận, virus dịch tả lợn châu Phi (ASF) không lây truyền qua không khí

Từ những kết quả nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học trên thế giới chứng minh và xác nhận, virus dịch tả lợn châu Phi (ASF) không lây truyền qua không khí 

GS Jeroen Dewulf khẳng định, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng virus ASF không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết như mưa hay nắng, lạnh hay nóng và thực tế cho thấy virus ASF đang tồn tại ở hầu hết mọi loại hình thời tiết trên bán cầu.

Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào cho thấy virus ASF có tính chu kỳ mà virus tồn tại lâu dài trong cơ thể lợn, nhất là lợn rừng.

GS Jeroen Dewulf, Đại học Ghen của Bỉ

GS Jeroen Dewulf, Đại học Ghen của Bỉ.

Theo GS Jeroen Dewulf, một mẫu bệnh phẩm lợn rừng chết do ASF tại Bỉ sau 6 tháng được các nhà khoa học đem xét nghiệm vẫn phát hiện virus ASF sống tồn tại trong các bộ phận cơ thể còn sót lại của lợn nên thời gian sống của virus ASF còn có thể dài hơn nếu có vật chủ.

Chính vì vậy, trong lúc chờ đợi có vacxin ASF, người chăn nuôi tại Việt Nam nên chủ động nâng cao an toàn sinh học, bởi các nước trên thế giới hiện chỉ có duy nhất giải pháp kỹ thuật này.

Virus dịch tả lợn châu Phi không lây lan qua không khí ảnh 3

An toàn sinh học hiện là giải pháp duy nhất để ngăn chặn và sống chung với ASF trong lúc chờ có vacxin.

GS Jeroen Dewulf chia sẻ, kinh nghiệm từ các nước đã trải qua ASF cho thấy, ASF chủ yếu lây lan qua bốn nguồn chính: 

Thứ nhất, tiếp xúc trực tiếp giữa lợn khỏe với lợn bệnh thông qua máu, dãi, thịt, nội tạng…

Thứ hai, thông qua vật chủ trung gian như con người, chuột, muỗi, bọ, ve và các vật nuôi khác.

Thứ ba, thông qua phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi, vận chuyển chất thải, dụng cụ chăn nuôi, bảo hộ.

Thứ tư, do việc sử dụng các nguồn nước mặt ao, hồ, sông, suối, không đảm bảo có nhiễm mầm bệnh.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân thứ yếu khác chỉ có tại Việt Nam là do tập quán chăn nuôi tận dụng thức ăn thừa thu gom từ nhà hàng, khách sạn và bếp ăn tập thể. 

Tin mới