Vì sao Nhật Bản ít thùng rác mà khắp nơi vẫn sạch bong?

Người dân không ngại cầm túi rác đi hàng chục km về nhà hoặc bỏ vào thùng đựng gần nhất.

Nhiều người lần đầu tới Nhật thường thắc mắc tại sao ở đây có ít sọt rác. Lý do chính bắt nguồn từ vụ khủng bố cách đây hơn 20 năm. Năm 1995, giáo phái Aum Shinrikyo phát tán loại khí độc gây tác hại cho thần kinh vào hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo khiến 13 người chết và ảnh hưởng tới hàng nghìn người khác. Khí độc được đựng trong túi nylon kín, bọc giấy báo bên ngoài.

Sau vụ khủng bố này, chính phủ Nhật đưa ra nhiều giải pháp trong đó có việc loại bỏ bớt thùng rác công cộng - nơi có thể chứa vũ khí tấn công của những kẻ thủ ác. Dù không có thùng rác, đa số các con phố của Nhật vẫn rất sạch. Bạn không thấy những hình vẽ trên tường, không ai vứt rác, nhổ kẹo cao su dù không hề có biển cảnh báo răn đe. Tờ Rocketnews đưa ra các lý do chính:

1. Người Nhật có trách nhiệm với rác của mình

8-ly-do-tai-sao-nhat-it-sot-rac-ngoai-duong-nhung-van-sach-se

Sau bữa tiệc nướng ngoài trời ở đảo Shiraishi, người đàn ông này đem tất cả rác thải về.

Ở đa số các nước, để tránh rác bị vứt lung tung, chính quyền thường đặt nhiều  thùng chứa. Khi số lượng thùng rác giảm xuống vì lý do an ninh, người Nhật ý thức phải tự giải quyết vấn đề của mình. Họ sẵn sàng đem rác về nhà và xử lý đống lộn xộn do mình tạo ra.

2. Các hộ gia đình giữ gìn khu vực quanh nhà

tai-sao-nhat-it-thung-rac-ma-khap-noi-van-sach-bong-1

Mỗi người dành một khoảng thời gian ngắn sẽ giúp cả khu phố được sạch.

Vào buổi sáng, bạn sẽ nhìn thấy nhiều người đang quét rác xung quanh các tòa nhà. Đó không phải là các nhân viên vệ sinh mà là chủ nhà, nhân viên công sở, y tá, học sinh...

3. Quy định phân loại rác rất chi tiết

tai-sao-nhat-it-thung-rac-ma-khap-noi-van-sach-bong-2

Nhiều loại rác thải có thể tái chế phục vụ các nhu cầu khác.

Bạn không tách riêng báo giấy và tạp chí, không để riêng các loại chai lọ, nắp chai? Bạn đã không làm đúng những quy định về phân loại rác ở Nhật. Nhờ các nguyên tắc chi tiết, số lượng rác phải tiêu hủy giảm xuống, nhiều nguồn phế liệu được tận dụng.

4. Nhiều người tình nguyện làm sạch môi trường

tai-sao-nhat-it-thung-rac-ma-khap-noi-van-sach-bong-3

Nhiều khu phố có vẻ cũ kỹ nhưng không hề có rác bẩn.

Ở Nhật có tổ chức Greenbird hoạt động ở nhiều thành phố, thường xuyên thu hút người dân cùng tham gia làm vệ sinh khu phố, bến tàu xe. Họ không chỉ nhặt chai bia, vỏ bọc thức ăn mà còn nhặt từng mẩu thuốc lá, mảnh giấy nằm ở chỗ ít người thấy.

5. "Sạch không tì vết" là nguyên tắc

tai-sao-nhat-it-thung-rac-ma-khap-noi-van-sach-bong-4

Dù đường sạch nhưng vẫn thường xuyên có các nhân viên kiểm tra.

Trên đường đi, sân ga của Nhật có nhiều đường kẻ nổi màu vàng giúp người khiếm thị đi lại dễ dàng. Bạn sẽ không bao giờ thấy kẹo cao su, bụi bẩn bám vào các đường kẻ khó lau chùi này.

6. Xe luôn được rửa sạch khi lưu thông

tai-sao-nhat-it-thung-rac-ma-khap-noi-van-sach-bong-5

Đảm bảo xe luôn sạch bóng là trách nhiệm của mọi tài xế.

Các chủ nhà luôn rửa xe ngay khi thấy bẩn, sau khi đi trời mưa. Trong khi đó, lái xe tải thường rửa xe ngay sau một ngày làm việc.

7. Lịch tổng vệ sinh định kỳ

tai-sao-nhat-it-thung-rac-ma-khap-noi-van-sach-bong-6

Người nước ngoài ở Nhật cũng được mời tham gia làm sạch nơi ở, công viên xung quanh.

Nếu sống ở Nhật, bạn sẽ được đề nghị tham gia các hoạt động vệ sinh theo lịch trong khu phố. Vào 7h sáng, bạn tập trung cùng hàng xóm để quét dọn, cắt cành cây khô, cỏ dại, làm sạch khu WC công cộng gần đó (nếu có).

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN

Tin mới