Xem nghệ nhân Thái chế tác khèn bè

(Baonghean.vn) - Người Thái ở miền Tây Xứ Nghệ có rất nhiều loại nhạc cụ như: pí, tùng, tinh, xi xờ lo, kèn lá,... nhưng có một loại nhạc cụ chơi được đã khó, chế tác được lại càng khó hơn là khèn bè.

2
 Ông Vi Thanh Hải, bản Chắn xã Thạch Giám (Tương Dương) là một trong số ít người ở huyện miền núi Tương Dương làm và sử dụng được loại nhạc cụ này. Ông cho biết “để làm được một chiếc khèn phải trải qua nhiều công đoạn, công đoàn nào cũng đòi hỏi người làm phải thật cẩn thận và tỉ mỉ. Ảnh: Đình Tuân
Nứa dùng làm khèn phải đạt các tiêu chuẩn bắt buộc. Nứa làm khèn phải chọn nứa thẳng, đều, mỏng, lóng đều nhau có đường kính từ 1,5 cm trở xuống. Chọn lấy nứa từ 2 - 3 năm tuổi trở lên . Sau khi được lấy trong rừng về phải phơi nắng 4 - 5 ngày, tiếp đến phơi trên dàn bếp 6 ngày mới đưa ra làm khèn.
Nứa làm khèn phải chọn nứa thẳng, đều, mỏng, lóng đều nhau có đường kính từ 1,5 cm trở xuống. Chọn lấy nứa từ 2 - 3 năm tuổi trở lên . Sau khi được lấy trong rừng về phải phơi nắng 4 - 5 ngày, tiếp đến phơi trên dàn bếp 6 ngày mới đưa ra làm khèn. Ảnh: Đình Tuân
Khi làm khèn bè nhất thiết phải có những dụng cụ đặc biệt. Do ống nứa mỏng nên rất dễ bể nên khi cắt phải dùng dao nhọn cực sắc bén để cắt, tiện. Tùy theo kích cỡ dài hoặc ngắn, to hoặc nhỏ của 1 cái khèn bè (thông thường độ dài cơ sở của một ống nứa ngắn nhất trong chiếc khèn là 40 cm. Đây là tiêu chuẩn của một khèn truyền thống của dân tộc Thái. Khi cắt phải cắt thừ trên xuống (ống dài nhất cắt trước tiếp đến là các ống ngắn hơn).
Do ống nứa mỏng, dễ vỡ nên khi cắt phải dùng dao nhọn cực sắc bén để cắt, tiện. Tùy theo kích cỡ dài hoặc ngắn, to hoặc nhỏ của 1 cái khèn bè (thông thường độ dài cơ sở của một ống nứa ngắn nhất trong chiếc khèn là 40 cm. Đây là tiêu chuẩn của một khèn truyền thống của dân tộc Thái. Khi cắt phải cắt từ trên xuống (ống dài nhất cắt trước tiếp đến là các ống ngắn hơn). Ảnh: Đình Tuân
Tàu khèn được xem là bộ phận cộng hưởng của khèn. Làm tàu khèn phải chọn loại gỗ mềm, dai không bị mục, không xơ. Ảnh: Đình Tuân
Là bộ phận cộng hưởng của khèn, tàu khèn phải chọn loại gỗ mềm, dai không bị mục, không xơ. Ảnh: Đình Tuân
Kiểm tra âm là một công đoạn quan trọng khi làm khèn bè. Các ống nứa đã làm xong lỗ trước khi lắp ráp phải thử để kiểm tra độ chuẩn xác của từng nốt, từng thanh điệu. Ảnh: Đình Tuân
Các ống nứa đã làm xong lỗ trước khi lắp ráp phải thử để kiểm tra độ chuẩn xác của từng nốt, từng thanh điệu. Ảnh: Đình Tuân
Việc sắp các ống nứa đòi hỏi sự chính xác cao. Sau khi thử âm các nốt, người làm phải sắp xếp các ống khèn theo thứ tự từ dài đến ngắn, khi lắp phải lắp ống to - dài trước, nhỏ - ngắn sau. Ảnh: Đình Tuân
 Sau khi thử âm các nốt, người làm phải sắp xếp các ống khèn theo thứ tự từ dài đến ngắn, khi lắp phải lắp ống to - dài trước, nhỏ - ngắn sau. Ảnh: Đình Tuân
Lưỡi khèn là bộ phận quan trọng tạo âm điệu cho nhạc cụ. Để làm bộ phận này, người nghệ nhân kỳ công tán thanh kim loại đồng bằng phương pháp thủ công, đồng để làm lưỡi khèn là loại đồng không pha trộn, dẻo và dai để đảm bảo khi tán mỏng không bị nứt, rạn. Ảnh: Đình Tuân
Để làm lưỡi khèn, nghệ nhân phải kỳ công tán thanh kim loại đồng bằng phương pháp thủ công, đồng để làm lưỡi khèn là loại đồng không pha trộn, dẻo và dai để đảm bảo khi tán mỏng không bị nứt, rạn. Ảnh: Đình Tuân
Lắp lưỡi đồng vào khèn. Trong các công đoạn làm khèn bè, công đoạn khó và quan trọng nhất là lắp lưỡi đồng vì nó sẽ quyết định khèn khi thổi có chuẩn âm hay không. Ảnh: Đình Tuân
Trong các công đoạn làm khèn bè, công đoạn khó và quan trọng nhất là lắp lưỡi đồng vì nó sẽ quyết định khèn khi thổi có chuẩn âm hay không. Ảnh: Đình Tuân
Dán sáp ong. Đây là công đoạn cuối cùng giúp cho khi thổi khèn hơi không thoát ra ngoài.
Dán sáp ong là công đoạn cuối cùng giúp cho khi thổi khèn hơi không thoát ra ngoài. Ảnh: Đình Tuân
Khèn bè là loại nhạc cụ rất đặc trưng của đồng bào người Thái. Âm thanh đặc trưng của khèn bè là sự da diết, sâu lắng, thể hiện tâm tình của bao đôi lứa. Ttừ lâu tiếng khèn bè đã trở nên quen thuộc trong dịp lễ Tết, những ngày hội vui của người dân trên mảnh đất miền Tây xứ Nghệ.
Âm thanh đặc trưng của khèn bè là sự da diết, sâu lắng, thể hiện tâm tình của bao đôi lứa. Từ lâu tiếng khèn bè đã trở nên quen thuộc trong dịp lễ Tết, những ngày hội vui của người dân trên mảnh đất miền Tây xứ Nghệ. Ảnh: Đình Tuân

 Đình Tuân  

TIN LIÊN QUAN

Tin mới