Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý vi phạm hành chính

Bạn biết gì về những hành vi vi phạm hành chính có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền?

Câu 1: Hành vi vi phạm trật tự công cộng nào sau đây, thì bị xử lý vi phạm hành chính với phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

  • Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
  • Gây mất trật tự ở rạp chiếu phim
  • Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng
  • Tất cả những hành vi trên

Giải thích: Câu D
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Câu 2: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của pháp luật về trật tự công cộng

  • Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác
  • Chặn đường, ngáng đường, cản trở giao thông
  • Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm
  • Đốt và thả “đèn trời”

Giải thích: Câu C
Hành vi này không không vi phạm quy định của pháp luật về trật tự công cộng nhưng vi phạm quy định pháp luật trng lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

Câu 3: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • Gây ồn ào, huyên náo tại khu dân cư sau 22h đêm có thể bị xử phạt tiền đến 300.000 đ
  • Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền có thể bị xử phạt đến 500.000 đ
  • Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư có thế bị phạt tiền đến 300.000 đ
  • Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường có thể bị phạt tiền đến 300.000 đ

Giải thích: Câu D sai
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi trên có mức hình phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định có thể bị phạt tiền đến 2.000.000 đ
  • Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó có thể bị phạt tiền đến 4.000.000 đ
  • Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền có thể bị phạt tiền đến 200.000 đ
  • Thế chấp chứng minh nhân dân có thể bị phạt tiền đến 6.000.000 đ

Giải thích: Câu A sai
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Câu 5: Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền thì:

  • Không vi phạm quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
  • Không vi phạm quy định của pháp luật nhưng bị buộc khai báo xuất nhập cảnh khi phát hiện hoặc bị buộc trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Vi phạm quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại, bị xử phạt với hình thức cảnh cáo và có thể bị buộc trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Vi phạm quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại và có thể bị phạt tiền đến 40.000.000 đ và có thể bị buộc trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải thích: Câu D đúng
Theo quy định tại điểm d khoản 6 và khoản 9 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP