Ý nghĩa của Thánh lễ quan thầy trong Công giáo

(Baonghean.vn) - Đối với người Công giáo, Thánh lễ quan thầy (Thánh lễ bổn mạng) là một trong những ngày lễ nhiều kỷ niệm. Đây còn là dịp để các bạn bè, hội đoàn có thể gặp gỡ chia sẻ niềm vui cho nhau.

Thánh quan thầy (còn gọi Thánh bổn mạng hay Thánh bảo trợ; Latinh: patronus) là vị Thánh được cho là bảo vệ, hướng dẫn và cầu bầu cho một người, một địa phương, một quốc gia hoặc thậm chí là một sự kiện. Chức danh này thường có trong Giáo hội Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông Phương.

Truyền thống nhận Thánh quan thầy phổ biến tại nhiều thành phố, quốc gia ở châu Âu. Thông thường, vị Thánh quan thầy mà họ chọn là người được sinh ra hoặc có những hoạt động tích cực ở địa phương. Ở Mỹ Latinh, khi các nhà thám hiểm người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đặt chân đầu tiên lên vùng đất nào thì họ thường được đặt tên cho vùng đất ấy theo tên vị Thánh mà ngày hôm đó mừng lễ.

Việc chọn Thánh quan thầy cho một quốc gia hoặc thành phố có thể do chính quyền công nhận (đối với các quốc gia có truyền thống Công giáo) hoặc chỉ do giáo hội Công giáo tại đó công nhận. Những vị Thánh quan thầy của các nghề nghiệp thì được chọn từ những Thánh có nghề nghiệp hoặc phép lạ liên quan đến nghề nghiệp đó.

Chọn ngày mừng bổn mạng không phải là điều ngẫu nhiên mà tùy theo linh đạo và tinh thần chung của mỗi tổ chức hướng tới. Trong ngày này, thánh lễ đặc biệt dành riêng cho nhóm được cử hành, sau đó có nghi thức kết nạp hội viên mới, tham gia công tác bác ái trong giáo xứ và sau cùng là buổi họp mặt thấm đượm tình huynh đệ.

Nhà thờ giáo họ Cự Tân, giáo xứ Thanh Dạ.
Nhà thờ giáo họ Cự Tân, giáo xứ Thanh Dạ.
 Việc cử hành phụng vụ chỉ dành cho những Thánh Quan thầy đã được Tòa Thánh chính thức chuẩn y, hoặc việc chọn lựa đã có từ lâu đời. Ngoài ra việc chọn Thánh Quan Thày hiểu theo nghĩa rộng, là một việc đạo đức, và không có những đặc ân về phụng vụ như trường hợp thông thường.
Thánh Quan thầy của một giáo phận, một vùng, hay một quốc gia, hay một lãnh thổ rộng lớn, một nơi, một tỉnh dòng thì được cử hành với bậc lễ kính (festum). Tuy nhiên vì lý do mục vụ quan trọng, có thể cử hành với bậc lễ trọng.
            
Các tu sĩ có lịch phụng vụ riêng, cũng cử hành Lễ Thánh Quan thầy của vùng mình đang ở.
       
Các dòng tu có thể cử hành với bậc trọng thể hai trong số các lễ thánh Quan thầy, lễ Tước hiệu hay lễ Thánh Sáng lập dòng. 

Tin mới