Phương thuốc phòng chống đột qụy, tai biến

Theo y học phương Đông, cả 2 lòng bàn chân chứa rất nhiều huyệt, mà mỗi huyệt đều ứng với từng bộ phận trong cơ thể.
 
Chính vì lẽ đó mà từ cổ xưa, loài nguời đã biết cách day bấm huyệt bàn chân để chữa trị nhiều chứng bệnh.
Trong y thư “Hoàng Đế nội kinh” một pho sách kinh điển nổi tiếng cũng đã nói tới cách chữa trị này. Do đó bàn chân đuợc coi như quả tim thứ 2 của cơ thể.
Y học hiện đại ngày nay, Viện Nghiên cứu phản xạ học Quốc tế Foria (Hoa Kỳ) cũng đã nghiên cứu sâu về phương pháp trị liệu bằng phản xạ bàn chân.
Các nhà khoa học còn cho biết ở mỗi bàn chân có tới 7.000 đầu mút dây thần kinh và đã chứng minh được sự liên quan giữa các huyệt đạo trên bề mặt bàn chân với các bộ phận trong cơ thể.
Trong y học phương Đông, việc chữa bệnh bằng phản xạ thần kinh được xây dựng trên cơ sở học thuyết âm dương ngũ hành và học thuyết kinh lạc. Học thuyết kinh lạc cho thấy ở mỗi bàn chân có 6 đường kinh lạc (3 kinh dương và 3 kinh âm).
Bàn chân trái ứng với nửa người bên trái gồm các bộ phận tim, thận trái, phổi, lá lách. Bàn chân phải ứng với nửa người bên phải gồm gan, mật, thận phải, ruột thừa (manh trùng tràng).
Cơ chế hoạt động của phương pháp phản xạ bàn chân là khi ta tác động vào các vùng phản xạ (huyệt đạo), nó sẽ tạo ra phản ứng điều hòa chức năng đến các cơ quan tương ứng, giúp sự cải thiện tuần hoàn huyết dịch tại vùng đau.
Nhờ vậy mà khi tác dụng vào các vùng phản xạ này nó đã phát huy đuợc khả năng phòng và chữa bệnh theo ý muốn.
Dưới đây xin giới thiệu phương thuốc gia truyền phòng chống đột quỵ, tai biến của Ấn Độ đã đuợc áp dụng cho kết quả không ngờ.
Thành phần của phương thuốc gồm
- Duợc liệu chính: Hạnh nhân 10g, Chi tử 10g, Đào nhân 10g, Hồi hương 10g, quế 5g. Các vị này đuợc tán nhỏ thành bột mịn và trộn thật đều (mua ở tiệm thuốc Bắc).
- Dược liệu phụ: Gạo nếp cái hoa vàng càng tốt 10 hạt, hạt tiêu trắng (hồ tiêu sọ) 10 hạt. Lòng trắng trứng gà ta (làm dung môi) 1 quả.
- Cách chế biến và sử dụng: Tán mịn 10 hạt gạo nếp và 10 hạt tiêu sọ, rồi đem trộn thật đều với 5 vị thuốc trên đã được tán nhỏ mịn.
Sau khi đã nhào kỹ (trộn kỹ) các vị với nhau rồi thì cho vào miếng ni lông mới (Polyethylène) sạch không có hóa chất và đắp vào giữa gan lòng bàn chân (tức huyệt Dũng tuyền).
Rồi lấy băng vải y tế quấn nhiều vòng để thuốc áp sát vào huyệt Dũng tuyền không bị chảy ra ngoài. Đắp thuốc vào buổi chiều tối (khoảng 5 hay 6 giờ tối) để qua đêm đến sáng hôm sau mới tháo ra.
Lưu ý là nữ đắp lòng bàn chân phải, còn nam đắp lòng bàn chân trái (tuy nhiên cũng có thể đắp cả 2 chân). Nếu có kết quả tốt thì khi tháo ra lòng bàn chân có màu xanh giống như mực cửu long, xanh càng đậm càng tốt. Không cần tẩy rửa mà để một thời gian màu xanh ấy tự mờ dần.
Cũng theo tài liệu của Ấn Độ có thể đắp 3 lần, thời gian cách nhau giữa các lần là 3 tháng, chứ không phải chỉ đắp 1 lần trong đời như các nguồn thông tin khác.
Xét các vị thuốc trong phương cho thấy, toàn phương có tác dụng khu phong, giải biểu tà, hành huyết, hóa ứ trệ, ôn kinh tán hàn, thanh nhiệt lương huyết, chỉ thống, do đó ngoài tác dụng phòng ngừa chống đột quỵ, tai biến thìphương thuốc này còn nhiều tác dụng khác rất tốt cho sức khỏe.
Nhất là đối với người cao tuổi, như chữa nhức đầu, đau lưng, đau vai gáy, nhức mỏi tê chân tay, phong thấp, đau cơ khớp. Tuy nhiên đối với chứng bệnh này có thể cùng một lúc đắp cả 2 chân, cách nhau 10 ngày đắp 1 lần và chỉ sau 3 lần đắp đã khỏi đau lưng và nhức mỏi.
Ngoài ra còn trị chứng huyết áp cao, đau thắt ngực, thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não), rối loạn tiền đình, mất ngủ, rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi trộm, hồi hộp đánh trống ngực, són tiểu, rối loạn tiêu hóa…
+ Về dược lý, xét các vị thuốc trong phương ta thấy, hạnh nhân (Semen Armeniacae Amarum) là nhân của hạt quả hạnh thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Thành phần hóa học có dầu béo 35 - 40%, Glycosid cyanogenic và Amigdalin. Có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào kinh phế và đại trường.
Công năng là tả Phế và quá trình dẫn hạ khí huyết, thấu biểu tán tà, khu phong giải biểu.
+ Chí tử là hạt của quả cây dành dành (Gardenia Jasminoides Ellis). Chi tử có tính lạnh (hàn), vị đắng, vào các kinh Tâm, Phế và Tam tiêu.
Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, thông suốt tam tiêu, thanh nhiệt, giải độc, tả hỏa, lợi tiểu, hạ huyết áp, cầm máu; thường dùng chữa chứng sốt, người bồn chồn, miệng khát, khó ngủ, họng đau, mắt đỏ, da vàng, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu, tiểu ra máu…
+ Đào nhân (Prunus persica Stokes hay Persica vulgaris Mill.), họ Hoa hồng (Rosaceae). Vị đắng, tính bình, vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Kinh Giải).
Tác dụng thông huyết ứ, hành khí. Đối với huyết mạch, Đào nhân có tác dụng chống đông máu yếu, giãn mạch, tăng lưu luợng máu, tăng mức cAMP trong tiểu cầu, ức chế máu ngưng tụ, co tử cung, cầm máu đối với sản phụ sinh con so (Trung Dược Học).
+ Hồi hương còn gọi là Bát giác hồi hương là quả chín phơi khô của cây Đại hồi, tên thực vật là Illicium verum Hook .F. , thuộc họ Hồi (Illiciaceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo Phẩm hội tinh yếu, có vị cay ngọt, tính ôn. Qui kinh Can, Thận, Tỳ.
Hồi có tác dụng tán hàn, ấm can, ôn thận chỉ thống và lý khí khai vị. Trị chứng sán khí (sa ruột) đau hoặc bao tinh hoàn có nước (hydrocele testis), trị chứng đau vùng thắt lưng do thận dương hư làm ấm lưng gối.
Trị đau vùng thượng vị do lạnh gây nôn, kém ăn, trị chứng bạch cầu giảm do xạ trị hóa trị…
+ Nhục quế vị cay, ngọt và tính nóng. Qui kinh thận, tỳ, tâm và can. Công năng làm ấm tỳ thận, ấm kinh lạc, trừ lạnh và giảm đau, tăng lưu thông. Phối hợp với các vị khác trị suy thận dương biểu hiện như lạnh chi, đau và yếu vùng ngang lưng và đầu gối, bất lực và hay đi tiểu.
Dương hư ở tỳ và thận biểu hiện như đau lạnh ở thượng vị và vùng bụng, kém ăn, phân lỏng. Bế hàn ở kinh lạc biểu hiện như đau lạnh thượng vị và bụng, đau lưng dưới, đau toàn thân, loạn kinh nguyệt, ít kinh nguyệt.
+ Tiêu sọ là quả tiêu chín ngâm nước vài ngày xát cho tróc vỏ ngoài phơi khô thành màu trắng gọi là hồ tiêu trắng (tiêu sọ). Tiêu sọ vị cay tính nóng. Qui kinh Vị Đại tràng.
Tác dụng ôn khí tán hàn, làm ấm bụng, giảm đau, tiêu thực, kích thích tiết dịch vị, kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, giảm đau trị đau bụng do lạnh.
+ Gạo nếp bổ trung ích khí, chữa tiêu khát, suy nhuợc cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy… Lòng trắng trứng gà chứa proteine, calorie, niacine, ribuflacine, các vi lượng kalium, magie…, làm tăng tiếp xúc với da vùng có huyệt đạo, giữ độ ẩm cho hỗn hợp thuốc hoạt động.
Song nó còn hút tà khí trong cơ thể ra ngoài hỗn hợp thuốc, khiến thuốc và cả vùng da lòng bàn chân đều chuyển từ màu vàng sang màu xanh giống mực cửu long.
Theo Sức khỏe và đời sống
TIN LIÊN QUAN

Tin mới