Sốt xuất huyết nên ăn gì

Khi bị sốt xuất huyết bệnh nhân cần ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa. Không nên ăn cơm, đồ cứng khó nuốt.

Ăn đồ dễ tiêu hóa

Về thức ăn, nên lỏng và mềm, giàu chất dinh dưỡng như súp, cháo. Đó là những thức ăn nên ăn khi bị SXH. Nên ăn thực phẩm giàu protein và kẽm để tăng sức đề kháng. Nó có nhiều trong gà, cá, chúng ta có thể cho vào súp cháo. Ngoài ra, sữa cũng tăng cường vitamin và sức đề kháng. Chúng ta cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. 

Khi bị SXH, cần bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ăn các đồ ăn nhanh hầu như không có chất dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe. Chế biến đồ ăn lỏng mềm, dễ tiêu hóa. Thay nước ngọt có ga bằng hoa quả tươi.

 

Đặc biệt với trẻ em bị SXH, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú. Khi cho trẻ ăn uống nên chia nhỏ bữa ăn và nước uống ra, không nên cho ăn dồn dập. Tích cực bổ sung các món ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng chống lại bệnh SXH.

Sốt xuất huyết không nên ăn gì?

Những thực phẩm chiên rán, nước ngọt có ga đó vừa khó tiêu, không tốt cho sức khỏe, làm bệnh nặng thêm. Bởi cháu bị SXH cần vitamin và bù nước nhiều hơn, nên những thực phẩm như nước ngọt, đồ chiên rán không những không tốt mà còn làm sức khỏe xấu đi. 

 

Đồ cay nóng: Khi bị SXH, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt... sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.

Thực phẩm sẫm màu: Người bệnh SXH rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.

Uống nhiều nước

SXH do virus gây ra thường có biểu hiện sốt rất cao, dễ gây mất nước. Ngoài sốt, còn xuất huyết. Lo ngại nhất là bị sốc và giảm tuần hoàn. Điều đầu tiên khi bị sốt nói chung (và đặc biệt SXH) là cần bù nước, điện giải. Cần phải uống nước, nước đun sôi để nguội, và tiếp đó là nước quả. Các loại quả như chanh, cam quýt chứa nhiều vitamin C, tăng đề kháng, làm bền thành mạch, giúp giảm thoát nước tương trong máu. Ngoài ra, nước dừa cũng rất là tốt.

 

Không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi.

Ăn uống như thế nào để phòng sốt xuất huyết?

Bệnh SXH nguyên nhân rất rõ ràng, đường truyền rõ ràng. Nếu không bị muỗi đốt, thì sẽ không bị SXH. Nếu chúng ta có sức đề kháng tốt, khi bị bệnh, chúng ta bị nhẹ hơn thôi. Diễn biến bệnh ở người ốm hoặc trẻ em, người già, phụ nữ mang thai,... khi bị bệnh sẽ nặng hơn. Nếu có sức đề kháng tốt, thì bệnh diễn biến nhẹ hơn.

 

Có nhiều thức ăn tăng cường sức đề kháng như nhóm thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, kẽm, sắt, chất đạm,... Trong chế độ ăn hàng ngày, không ăn thừa nhưng phải ăn đủ đạm. Vitamin A có nhiều trong thực phẩm màu đỏ, vàng, rau có màu xanh thẫm,.. Tăng cường ăn rau xanh. Chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng hàng ngày, đặc biệt cho trẻ em, người già,.... Khi hệ miễn dịch tốt, bệnh sẽ diễn biến nhẹ hơn và giảm biến chứng. 

Theo infonet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới