Những lưu ý khi sử dụng đồ nhựa đựng thực phẩm

(Baonghean.vn) - Hiện trên thị trường có nhiều đồ nhựa đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, được sản xuất thủ công, không qua kiểm định. Đây có thể là mối nguy hiểm đối với sức khỏe người tiêu dùng do sản xuất kém vệ sinh, sử dụng nhựa tái chế với nhiều chất phụ gia, chất tạo màu độc hại.

Nên chọn hộp nhựa vô cơ, cứng, màu trắng

Chúng ta nên sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng nhựa vô cơ vì loại nhựa này thường ít gây độc hại hơn so với nhựa hữu cơ. Để phân biệt 2 loại nhựa này, có thể soi dưới ánh nắng mặt trời, nhựa hữu cơ sẽ vẫn nhìn thấy ánh nắng, còn nhựa vô cơ không cho ánh nắng đi qua.

Cần chú ý tới độ cứng và màu sắc của các loại đồ nhựa đựng thực phẩm. Hộp nhựa cứng, màu trắng thường có độ an toàn cao hơn. Nguyên nhân là do nhựa dẻo, nhựa có màu sặc sỡ dễ bị biến dạng hoặc thôi nhiễm hóa chất, chất tạo màu ở nhiệt độ cao ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đồng thời gây nên các căn bệnh nguy hiểm.

những lưu ý khi dùng đồ nhựa đựng thực phẩm

Không tái sử dụng chai và hộp nhựa mỏng

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, các loại chai đựng nước ngọt hay hộp nhựa mỏng thường được làm từ loại nhựa dùng một lần. Theo thời gian, khi sử dụng lại và để chai tiếp xúc nhiều với ánh nắng, nhiệt độ cao…, các hóa chất, chất phụ gia, chất tạo màu được sử dụng trong quá trình chế tạo loại nhựa này có thể ngấm vào nước và gây độc hại cho sức khỏe.

Các loại chai lọ hay hộp làm từ loại nhựa này khó để cọ rửa sạch vì chúng là nhựa xốp, rất dễ bị ngấm hương liệu và vi khuẩn trong quá trình sử dụng. 

những lưu ý dùng đồ nhựa đựng thực phẩm

Tránh dùng đồ nhựa đựng thức ăn nóng

Khi dùng hộp nhựa để đựng thực phẩm nóng, nhất là ở nhiệt độ 100 độ C, hàm lượng monostyren (một chất độc) trong nhựa sẽ giải phóng ra và ngấm vào thức ăn. Điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến gan và gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe.

Tuyệt đối không nên sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn khi cho vào lò vi sóng. Nhiệt độ cao trong lò có thể khiến các chất độc hại từ nhựa bị thôi ra và ngấm vào thực phẩm, gây hại nghiêm trọng. Không những thế, sự kết hợp giữa chất béo trong thực phẩm với nhựa tổng hợp sẽ tạo nên chất dioxin, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

* Các ký hiệu dưới đáy chai nhựa cần biết để tránh nhiễm độc

những lưu ý khi dùng đồ nhựa

Các ký hiệu này ẩn chứa thông tin quan trọng vì mỗi loại nhựa lại chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe theo các cấp độ khác nhau. Dưới đây là tổng hợp 7 loại nhựa thường được sử dụng và ý nghĩa kí hiệu của chúng.

Số 1- PET hay còn gọi là PETE

Nhựa PET (viết tắt của polyethylene terephthalate) là một trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia dụng, ví dụ như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói.

Đây là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần, nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể.

Số 2 - HDP hay HDPE

HDP tức là nhựa nhiệt dẻo mật độ cao, là loại nhựa dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

Loại nhựa này không thải ra chất độc hại nào, vì thế, các chuyên gia thường khuyên lựa chọn các loại chai HDP khi mua hàng bởi chúng được coi là an toàn nhất trong tất cả.

Số 3 - PVC hay 3V

PVC là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. PVC khá phổ biến nhưng chúng có chứa 2 loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến hoóc-môn cơ thể. Chất này có thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C.

ký hiệu dưới đáy chai nhựa

Số 4 - LDPE

LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.

Số 5 - PP

PP là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, dùng để làm cốc đựng sữa chua, si-rô, hoặc cốc cà phê. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 160 độ C. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn rất tốt.

Các ký hiệu dưới đáy chai nhựa cần biết để tránh nhiễm độc

Số 6 - PS

PS là loại nhựa nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.

Số 7 - PC hoặc không có kí hiệu

PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần. Sản phẩm chứa loại nhựa này có chứa BPA rất nguy hiểm, có thể phân giải ra chất gây ung thư.

Đây là loại nhựa có chứa bisphenol-A (BPA). Chất này có khả năng bị thôi nhiễm vào thực phẩm và có các tác động không tốt với sức khỏe như thay đổi chức năng của hệ miễn dịch, rối loạn tim mạch, ung thư, vô sinh… Vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng hay tái sử dụng chúng với bất kỳ hình thức gì.

các ký hiệu trên chai nhựa
các ký hiệu trên chai nhựa

Vệ sinh hộp nhựa đúng cách

Đối với hộp đựng thực phẩm có dầu mỡ, nên sử dụng khăn giấy để lau sạch vết dơ và dầu mỡ bám trên đó, sau đó rửa lại với nước rửa chén và tráng qua nước sạch.

Điều này hạn chế việc trầy xước và không phải sử dụng đến nhiệt độ cao để làm sạch chúng. Một số người đã sai lầm khi trụng nước sôi hộp nhựa vì khi đó các chất dộc có điều kiện thôi nhiễm ra bên ngoài.

Một thói quen khác không tốt đó là dùng chất tẩy rửa mạnh và kỳ rửa mạnh tay với các vết bẩn. Việc làm này khiến hộp nhựa bị trầy xước làm chỗ trú cho vi khuẩn và các chất bẩn.

Ngọc Anh

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới