Lạnh đột ngột, người cao tuổi dễ gặp những biến chứng

Theo bác sĩ Trần Văn Năm, nguyên Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc (TP.HCM), khi bị lạnh đột ngột, người cao tuổi dễ mắc bệnh hoặc xảy ra biến chứng, như tai biến mạch máu não, bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, hen phế quản), liệt mặt, bệnh viêm khớp.

Vui lòng nhập tối thiểu 5 từ giúp ích cho việc tìm kiếm.

Để phòng và chống lạnh, người cao tuổi nên ăn thường xuyên một số thức ăn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, như gừng, nghệ, riềng, tỏi, tía tô, kinh giới, hẹ...

Riêng đối với bệnh nhân hen, cần chăm sóc kỹ hơn giai đoạn này:

- Vào ban đêm cần làm ấm lòng bàn chân, vùng lưng (khoảng gian bả vai - cột sống và thắt lưng) và trước cổ…. Có thể dùng phương pháp xoa ấn nhẹ nhàng các vùng trên với ít tinh dầu thực vật (khuynh diệp, tràm, bạc hà…).

- Rau, trái cây tươi, tăng cường vitamin D (sữa, trứng, salmon, nước cam, phơi nắng buổi sáng), omega-3 (có trong cá) có lợi cho bệnh hen,

- Rau củ chứa beta-caroten, vitamin A, như: cà rốt, ớt chuông, rau có màu xanh đậm, khoai lang, broccoli; loại có nhiều magnesium như hạt bí ngô, spinach, chocolate đen, cá hồi, nho, cà chua.

- Táo, chuối chứa chất antioxidant và potassium (Kali) giúp giảm nguy cơ khởi phát hen và cải thiện chức năng hô hấp (theo Nutrition Journal, European Respiratory Journal).

- Hạn chế thức ăn có nhiều chất bảo quản và gia vị; thức ăn chế biến sẵn với nhiều chất mỡ béo; một số loại đậu, cải bắp, hành…sinh nhiều gaz dễ gây chướng bụng và đẩy cơ hoành lên cao nên khó thở.

- Không uống nước đá hoặc nước đóng chai có gas.

- Buổi tối không ăn quá no, ăn thật chậm và nhai kỹ, nhằm tiết kiệm năng lượng, men tiêu hoá (sẽ tiêu hao do phải tiêu hoá và chuyển hoá lượng thức ăn nhiều và khó tiêu).

Theo TTO

TIN LIÊN QUAN

Tin mới