Yêu cầu thủy điện Khe Bố bồi thường cho người dân

(Baonghean.vn) - Có rất nhiều lượt ý kiến của cử tri xã Yên Thắng (Tương Dương - Nghệ An) phản ánh về những bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ người dân của Nhà máy thủy điện Khe Bố.
Chiều 8/10, ông Nguyễn Thanh Hiền - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yên Thắng, huyện Tương Dương. Cùng dự có đại diện các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Tương Dương. Ảnh: Đào Tuấn
Chiều 8/10, ông Nguyễn Thanh Hiền - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Yên Thắng, huyện Tương Dương. Cùng dự có đại diện các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Tương Dương. Ảnh: Đào Tuấn 

Yêu cầu Nhà máy thủy điện Khe Bố sớm có phương án bồi thường

Tại Hội nghị, cử tri xã Yên Thắng phản ánh và đề xuất nhiều vấn đề, như đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, địa phương quan tâm chỉ đạo, đôn đốc Nhà máy thủy điện Khe Bố sớm chi trả hết chế độ bồi thường thiệt hại cho các gia đình bị ảnh hưởng tại bản Pủng và bản Cành Tạng.

Cử tri cho rằng, vấn đề này đã kéo quá dài ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Người dân cũng yêu cầu Nhà máy thủy điện Khe Bố không chi trả nhỏ giọt như trước đây mà chỉ trả một lần để tránh gây bất đồng, nhầm lẫn qua các đợt chi trả.
Cử tri xã Yên Thắng phát biểu tại hội nghị. Ảnh Đào Tuấn
Cử tri Vi Văn Min - bản Lườm, xã Yên Thắng phát biểu tại hội nghị. Ảnh Đào Tuấn

Theo báo cáo của UBND xã Yên Thắng, sau khi Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng Thủy điện Khe Bố khảo sát thực địa về tình hình các hộ dân bị ngập úng và có nguy cơ ngập úng do hoạt động của thủy điện, nhà máy đã thống nhất phương án bồi thường cho 12 hộ dân bản Pủng và bản Cành Tạng, tuy nhiên đến nay người dân chưa được hỗ trợ.

Cử tri cũng cho rằng, hiện tại có 18 hộ dân bản Cành Tạng mất đất sản xuất do hoạt động của nhà máy thủy điện nhưng chưa được hỗ trợ, nhiều hộ dân khác chưa được đền bù theo quy định.
Tổng lưu lượng xả từ 700m3:s đến 1500m3:s và có thể tăng thêm tùy thuộc lưu lượng nước về hồ. Ảnh tư liệu.
Nhà máy thủy điện Khe Bố xả lũ. Ảnh tư liệu.

Tại Hội nghị, người dân cũng đề nghị Quốc hội có chính sách quan tâm hỗ trợ trong công tác bảo vệ rừng vì kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng theo chương trình dịch vụ môi trường rừng hiện nay quá thấp. Cũng liên quan đến chính sách này, lâu nay chỉ có hộ nghèo bảo vệ rừng được hưởng chính sách hỗ trợ gạo, các hộ khách không được hưởng. 

Cử tri xã Yên Thắng cũng đề xuất các cơ quan chức năng đầu tư hạ tầng giao thông, trường học, điện lưới; có các chính sách phù hợp để đồng bào miền núi giảm nghèo; chính sách lao động việc làm cho sinh viên thuộc đồng bào dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp; nâng cao chế độ, phụ cấp  cho cán bộ không chuyên trách cấp xã cũng như thôn, bản; bố trí nguồn kinh phí đầu tư xây mới trụ sở làm việc của Đảng ủy - UBND xã Yên Thắng.
Tại hội nghị đại diện một số đơn vị liên quan đã trực tiếp giải trình, làm rõ những vấn đề cử tri nêu.
Mục tiêu cao nhất là đảm bảo quyền lợi người dân
Phát biểu kết luận Hội nghị, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hiền tiếp thu những ý kiến, phản ánh của cử tri, đồng thời cho biết cho biết Đảng, Quốc hội, Nhà nước rất quan tâm đến đời sống đồng bào vùng cao.
Các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội tổng thể dành cho khu vực miền núi trong thời gian qua đã cho thấy điều đó. 
Liên quan đến an toàn hạ tầng lưới điện trên địa bàn, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết, hiện tại Bộ Công thương đã có văn bản trả lời và phương án giải quyết nhu cầu về sử dụng điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Tập đoàn Điện lực đã giao cho Tổng Công ty Điện lực miền Bắc khảo sát toàn bộ hệ thống điện lưới các khu vực đặc thù để sớm có giải pháp cung ứng, phục vụ người dân.
Ông Nguyễn Thanh Hiền giải đáp một số vấn đề cử tri xã Yên Thắng nêu. Ảnh: Đào Tuấn
Ông Nguyễn Thanh Hiền giải đáp một số vấn đề cử tri xã Yên Thắng nêu. Ảnh: Đào Tuấn
Đối với những vấn đề phát sinh do hoạt động xả lũ của Nhà máy thủy điện Khe Bố, cùng với sự giải trình của đại diện Sở Công thương, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền cũng cho biết, liên quan đến vấn đề các nhà máy thủy điện xả lũ, lãnh đạo tỉnh đã dành sự quan tâm, phối hợp với các chủ dự án để có chế độ tốt nhất cho bà con.
Sắp tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ có cuộc làm việc với Tập đoàn Điện lực, các chủ dự án để đảm bảo quyền lợi cho người dân, và đây là mục tiêu cao nhất.
Các vấn đề người dân kiến nghị, Đoàn Đại biểu Quốc hội sẽ tiếp thu đầy đủ và phản ánh lên Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Xã Yên Thắng có diện tích tự nhiên: 7.743,09ha; dân số 3.393 người sinh sống tại 8 bản, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm hơn 99,5%; tỷ lệ hộ nghèo hiện nay của xã hơn 49%. Hiện nay xã Yên Thắng đã hoàn thành 8/19 tiêu chí nông thôn mới, có 1 bản đã đạt 19/19 tiêu chí. Ảnh minh họa: Google Maps
Xã Yên Thắng có diện tích tự nhiên: 7.743,09ha;  dân số 3.393 người sinh sống tại 8 bản, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm hơn 99,5%; tỷ lệ hộ nghèo hiện nay của xã hơn 49%. Hiện nay xã Yên Thắng đã hoàn thành 8/19 tiêu chí nông thôn mới, có 1 bản đã đạt 19/19 tiêu chí. Ảnh minh họa: Google Maps

Tin mới