Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh Nghệ An triển khai nhiệm vụ năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 11/1, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức phiên họp nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2023, đề ra nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

bna-bi-thu-tinh-uy-thai-thanh-quy-chu-tri-dieu-hanh-cuoc-lam-viec-5905.jpg
Toàn cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc làm việc.

Dự cuộc làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo.

CHUYỂN BIẾN RÕ NÉT, TÍCH CỰC

Năm 2023, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thực chất của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh, công tác cải cách hành chính trên địa bàn toàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, trực tiếp là đồng chí bí thư cấp uỷ, trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính của các ngành, các địa phương.

bna-img-8620-3437.jpg
Đồng chí Nguyễn Viết Hưng - Giám đốc Sở Nội vụ, đại diện cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh trình bày báo cáo đánh giá kết quả năm 2023 và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Ảnh: Thành Duy

Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp quyết liệt, nhanh và hiệu quả hơn. Phân cấp, phân quyền, phân việc gắn với trách nhiệm người đứng đầu ngày càng rõ và đầy đủ.

Ý thức, thái độ, tinh thần phục vụ người dân, doanh nghiệp của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức có sự chuyển biến rõ nét; đã thẳng thắn chỉ rõ và quyết liệt yêu cầu xử lý một số cán bộ, công chức có dư luận phản ánh gây khó khăn, nhũng nhiễu.

bna-img-8666-5908.jpg
Đồng chí Phan Đức Đồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vinh phát biểu ý kiến. Ảnh: Thành Duy

Điều này có tác dụng lớn trong việc tạo niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào chính quyền, đồng thời có tác động tích cực thay đổi nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong năm 2023.

bna-img-8765-9355.jpg
Đồng chí Lê Bá Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu ý kiến. Ảnh: Thành Duy

Tại 4 sở, ngành, 3 đơn vị cấp huyện được chỉ đạo điểm năm 2023, về cơ bản công tác cải cách hành chính có những chuyển biến rõ nét, tích cực. Một số đơn vị được chỉ đạo điểm, công tác cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt, thường xuyên có kiểm tra, đánh giá, xây dựng được những mô hình, cách làm mới, tạo điểm sáng tích cực, được lãnh đạo tỉnh cùng các ngành, các cấp và người dân, doanh nghiệp ghi nhận.

Tại cuộc làm việc, các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh đều ghi nhận, đánh giá cao những chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính năm 2023 sau khi thành lập ban chỉ đạo cải cách hành chính do bí thư cấp ủy các cấp đứng đầu.

bna-img-8776-4764.jpg
Đồng chí Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu ý kiến. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung khẳng định, kết quả đạt được cho thấy đúng đắn khi thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy đứng đầu. Điều đó được thể hiện rõ nét khi công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương theo hướng tích cực hơn, quyết liệt hơn, nhanh hơn, chất lượng hơn, hiệu quả hơn.

Trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, sở ngành rõ hơn; ý thức, trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức có chuyển biến tích cực, được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao hơn.

bna-img-8736-326.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh phát biểu ý kiến. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định, kết quả cải cách hành chính đóng góp rất quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những điểm sáng như thu hút đầu tư trong năm qua.

Về nhiệm vụ năm 2024, từ vị trí, vai trò của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị nhiệm vụ trọng tâm là lãnh đạo cải cách hành chính Nhà nước, song cần gắn với lãnh đạo cải cách hành chính Đảng để tạo ra sự thống nhất; đồng thời đề nghị bổ sung nhiệm vụ lãnh đạo công tác chuyển đổi số.

bna-img-8798-9895.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh phát biểu ý kiến. Ảnh: Thành Duy

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu nhấn mạnh cần tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi trong hệ thống chính trị, đặc biệt là chuyển đổi số trong Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị; đồng thời đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.

Tại cuộc làm việc, ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo cũng đề cập nhiều đến công tác chuyển đổi số, quan tâm đầu tư hạ tầng số, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin; tăng tính liên thông, kết nối số liệu giữa các cấp, các ngành để có thể giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.

bna-img-8655-8458.jpg
Các thành viên Ban Chỉ đạo tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Đồng thời, các ý kiến cũng cho rằng, cần đề cao tính tiên phong của lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương trong ứng dụng công nghệ vào giải quyết công việc, như vậy sẽ tạo môi trường để thúc đẩy chuyển đổi số mạnh hơn trong hệ thống.

CHỌN VIỆC TRỌNG TÂM, HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT

Phát biểu kết luận, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý - Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh đánh giá, sau khi thành lập Ban Chỉ đạo đã góp phần thay đổi nhận thức, tạo sự chuyển biến của cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ cải cách hành chính.

bna-bi-thu-tinh-uy-thai-thanh-quy-phat-bieu-ket-luan-4619.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý phát biểu kết luận. Ảnh: Thành Duy

Trách nhiệm, ý thức, tinh thần, thái độ phục vụ với người dân và doanh nghiệp được nâng lên, nhất là tại các cơ quan, đơn vị tiếp xúc, làm việc, giải quyết nhiều thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy đồng thời cho rằng, mô hình bí thư cấp ủy làm trưởng ban chỉ đạo và các ủy viên ban thường vụ cấp ủy làm thành viên đã tạo điều kiện cho chính quyền chỉ đạo quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, nhanh hơn, trách nhiệm người đứng đầu được đề cao.

bna-img-8872-2658.jpg
Các thành viên Ban Chỉ đạo tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý cũng đánh giá trong hoạt động, Ban Chỉ đạo đã thẳng thắn, rõ ràng, dứt khoát khi chỉ rõ “chỗ này, chỗ kia” nhạy cảm dư luận chú ý và có giải pháp xử lý cụ thể.

Những cách làm trên của Ban Chỉ đạo đã tạo hiệu ứng tốt, nhiều thủ tục hành chính được cắt giảm sâu, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành nhịp nhàng, hiệu quả hơn.

bna-img-8660-5591.jpg
Các thành viên Ban Chỉ đạo tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Trên cơ sở chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và các ý kiến thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý thống nhất, năm 2024 Ban Chỉ đạo tỉnh lựa chọn chỉ đạo điểm 3 sở, ngành là Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam, Sở Tư pháp, Sở Giao thông Vận tải và 4 địa phương là Hoàng Mai, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Hưng Nguyên.

Ban Chỉ đạo tỉnh lấy phương châm chỉ đạo “Chọn việc trọng tâm, hành động quyết liệt”, trong đó lựa chọn 5 nhiệm vụ trọng tâm: Chuyển đổi số; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ; kiểm tra, giám sát và tuyên truyền.

bna-img-8681-3949.jpg
Lãnh đạo các cơ quan báo chí của tỉnh tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Đặc biệt, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cần tập trung lãnh đạo để tạo đột phá trong xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; theo đó cần phân tích nguồn lực tài chính, con người và xây dựng lộ trình, giải pháp thực hiện cụ thể.

Đồng chí Thái Thanh Quý đồng thời thống nhất bổ sung nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trong chỉ đạo công tác chuyển đổi số và cải cách hành chính Đảng.

Người đứng đầu Tỉnh ủy đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục phát huy vai trò, tập trung chỉ đạo cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phương được giao phụ trách; tiếp tục ủng hộ thực hiện điều chuyển, sắp xếp, bố trí lại con người ở các vị trí nhạy cảm, dư luận quan tâm, phản ánh nếu thấy cần thiết.

Tin mới