Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 26 khảo sát tại cửa khẩu Thanh Thủy

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương khảo sát thực tế phục vụ tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 tiến hành khảo sát về tình hình phát triển hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Chiều 19/11, tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy (Thanh Chương), Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương khảo sát thực tế phục vụ tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW do đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm Trưởng đoàn có cuộc làm việc với tỉnh Nghệ An về tình hình phát triển hệ thống cửa khẩu.

Dự cuộc làm việc có các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và huyện Thanh Chương. Ảnh: Thanh Lê

Dự cuộc làm việc có các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và huyện Thanh Chương. Ảnh: Thanh Lê

Tỉnh Nghệ An có 468,281 km đường biên giới Quốc gia trên đất liền với 105 mốc quốc giới, 44 cọc dấu đi qua 6 huyện, 27 xã khu vực biên giới, tiếp giáp 21 bản, 6 huyện thuộc 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Trên tuyến cửa khẩu biên giới đất liền có 1 cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn; 1 cửa khẩu chính Thanh Thủy; 3 cặp cửa khẩu phụ: Thông Thụ/Quế Phong, Tam Hợp/Tương Dương, Cao Vều/Anh Sơn; 4 lối mở biên giới (Ta Đo/ Mường Típ; Buộc Mú/ Na Ngoi, Keng Đu/xã Keng Đu và Xiềng Trên/xã Mỹ Lý thuộc huyện Kỳ Sơn). 4 lối mở chủ yếu dành cho cư dân biên giới hai bên qua lại thăm thân, mua bán, trao đổi hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống.

Đại tá Hồ Quyết Thắng - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An báo cáo tình hình phát triển hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Đại tá Hồ Quyết Thắng - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An báo cáo tình hình phát triển hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Riêng về cửa khẩu Thanh Thủy (thuộc xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương): Đây là điểm cuối của Quốc lộ 46 thông thương sang cửa khẩu Nậm On (tỉnh Bôlykhămxay - Lào) và tại vùng đất thuộc phía Tây thôn Khe Mừ, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Cửa khẩu Thanh Thủy mặc dù đã được Chính phủ Việt Nam có quyết định nâng cấp thành cửa khẩu chính (theo Quyết định số 753/QĐ –TTg ngày 19/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cấp cửa khẩu Thanh Thủy tỉnh Nghệ An từ cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính), nhưng do phía đối diện là cửa khẩu Nậm On, huyện Xay Chăm Phon, tỉnh Bôlykhămxay (Lào), Chính phủ Lào chưa có quyết định nâng cấp cửa khẩu Nậm On (Lào) thành cửa khẩu chính. Vì vậy, 2 bên chưa tổ chức khai trương cặp cửa khẩu. Hiện nay, quy trình hoạt động của cặp cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) - Nậm On (Lào) vẫn đang là cặp cửa khẩu phụ.

Các đại biểu trao đổi, thảo luận về định hướng phát triển hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Các đại biểu trao đổi, thảo luận về định hướng phát triển hệ thống cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Chính phủ Việt Nam và Lào đã thống nhất giao Bộ Giao thông Vận tải hai nước nghiên cứu xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn đi qua cửa khẩu Thanh Thủy.

Đại diện lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh Nghệ An tham dự cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Đại diện lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh Nghệ An tham dự cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc kết nối Thủ đô Hà Nội - Viêng Chăn được đánh dấu tại Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về Chiến lược hợp tác giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn năm 2030 ký ngày 14/9/2015 tại Viêng Chăn.

Dự án tuyến đường cao tốc từ Thủ đô Hà Nội - Thanh Thủy - Pạc Xan - Viêng Chăn (tổng chiều dài 725km, tổng mức đầu tư khoảng 4,28 tỷ USD. Trong đó, đoạn Viêng Chăn - cửa khẩu Thanh Thủy khoảng 3,67 tỷ USD, đoạn cửa khẩu Thanh Thủy - Vinh khoảng 0,61 tỷ USD). Khi tuyến đường được hình thành sẽ mở ra nhiều triển vọng trong đẩy mạnh phát triển kinh tế không chỉ của cả 2 nước Việt Nam - Lào mà cả các nước trong khu vực.

Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An trao đổi những vấn đề đoàn công tác quan tâm. Ảnh: Thanh Lê

Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An trao đổi những vấn đề đoàn công tác quan tâm. Ảnh: Thanh Lê

Tuyến đường sẽ đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước và tạo tiền đề giúp Lào trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực. Việc mở ra tuyến cao tốc nối hai thủ đô sẽ là sự kết hợp, tận dụng vị trí trung tâm của Lào trong ASEAN và lợi thế cảng biển của Việt Nam.

Dự án này đã được 2 Chính phủ cùng cam kết và giao cho Bộ Giao thông Vận tải (phía Việt Nam) và Bộ Giao thông công chính (phía Lào) chủ trì tham mưu triển khai thực hiện, đồng thời hai bên đang vận động nguồn vốn ODA từ Chính phủ Nhật Bản cho việc thực hiện dự án thông qua các tổ chức như: JICA, ADB.

Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương tham dự cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương tham dự cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Nếu được đầu tư, tuyến đường sẽ kết hợp với các tuyến đường bộ cao tốc khác của Thái Lan và Myanmar tạo thành một hành lang kinh tế mới theo hướng Đông - Tây kết nối từ Thái Bình Dương (các cảng biển nước sâu của Việt Nam) sang Ấn Độ Dương (cảng Dawei của Myanmar).

Bên cạnh đó, còn một số thuận lợi như: Việc lựa chọn xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thanh Thủy - Pạc Xan - Viêng Chăn có hướng tuyến thẳng và ngắn nhất, đi qua địa hình, địa chất thuận lợi cho việc triển khai thi công đường cao tốc.

Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Việc lựa chọn hướng, tuyến của dự án Hà Nội - Thanh Thủy - Pạc Xan - Viêng Chăn là phương án đã được hai Chính phủ Việt Nam - Lào thống nhất, phù hợp với chủ trương, thỏa thuận, hiệp định đã ký giữa hai nước.

Khi dự án này có vốn, được triển khai trên thực tế thì vấn đề cơ sở hạ tầng và giao thông kết nối hai bên sẽ được giải quyết, do đó, việc nâng cấp cửa khẩu chính Thanh Thủy thành cửa khẩu quốc tế sẽ hết sức thuận lợi cho cả hai bên.

Đoàn công tác trực tiếp khảo sát tại cửa khẩu Thanh Thủy. Ảnh: Thanh Lê

Đoàn công tác trực tiếp khảo sát tại cửa khẩu Thanh Thủy. Ảnh: Thanh Lê

Qua trao đổi thảo luận của các đại biểu, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, việc phát triển cửa khẩu Thanh Thủy vừa kết nối giao thương với nước bạn Lào và các nước trong khu vực ASEAN, đồng thời đảm bảo an ninh - quốc phòng của tỉnh.

Đồng chí đề nghị tỉnh Nghệ An tiếp tục thống kê đầy đủ các thông tin có liên quan về phát triển cửa khẩu Thanh Thủy để có cơ sở đề xuất những vấn đề cần thiết đối với cấp có thẩm quyền.

Tin mới