Cái nhìn toàn cảnh về lĩnh vực báo ảnh thế giới năm 2015

Hiện trạng của lĩnh vực báo ảnh bây giờ như thế nào và ngành công nghiệp này sẽ đi tới đâu? Đó là câu hỏi mà một cuộc khảo sát lớn đưa ra mới được công bố.
Cuộc khảo sát được tiến hành bởi sự hợp tác giữa World Press Photo (giải thưởng ảnh báo chí thế giới), Đại học Stirling của Anh và Viện nghiên cứu nhiếp ảnh Reuters thuộc Đại học Oxford.
Hiện trạng của lĩnh vực báo ảnh trên thế giới.
Hiện trạng của lĩnh vực báo ảnh trên thế giới.
Có 1.556 phóng viên ảnh từ hơn 100 quốc gia trên thế giới đã tham gia trả lời 63 câu hỏi khảo sát về tất cả các khía cạnh như số tiền nhuận ảnh cho đến việc họ có dàn dựng những bức ảnh đó hay không. Kết quả thu được khá mở và dưới đây là 20 kết quả chính thu được từ bản báo cáo:
1. Đây là lĩnh vực chủ yếu dành cho nam giới: Các phóng viên ảnh chuyên nghiệp hầu hết là đàn ông, chiếm tới 85%.
85% phóng viên ảnh là nam giới.
85% phóng viên ảnh là nam giới.
2. 60% là phóng viên tự do
3. 75% làm việc toàn thời gian
4. 40% coi họ là “phóng viên ảnh phóng sự”: khi được hỏi vai trò cụ thể của họ, 40% gọi mình là phóng viên ảnh phóng sự, 30% cho rằng họ là nhiếp ảnh gia tài liệu và 14% nói mình là phóng viên ảnh tin tức.
5. 19% chụp ảnh tin tức: chụp ảnh tin tức là hạng mục nhiều người tham gia nhất trong lĩnh vực ảnh báo chí (khoảng 19%), tiếp theo là các dự án cá nhân (18%), chân dung (14%) và thể thao (10%).
19% chụp ảnh tin tức.
19% chụp ảnh tin tức.
6. 80% làm việc một mình
7. 54% tập trung vào ảnh tĩnh: trong khi có khoảng 54% người tham gia khảo sát cho biết họ tập trung chụp những bức ảnh tĩnh thì có tới 93% người được hỏi nếu cho họ lựa chọn thì họ chỉ thích chụp ảnh tĩnh không. 1/3 số người đang phải làm báo dưới dạng video dù đấy là họ lựa chọn hay bắt buộc.
8. 2/3 có bằng đại học: các nhiếp ảnh gia báo chí có học vấn tương đối cao, hơn 2/3 người tham gia có bằng đại học mặc dù 1/3 trong số đó không được đào tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp.
9. Ngành nghề không kiếm ra tiền: phóng viên ảnh có thu nhập rất thấp với ¾ số người kiếm không đến 40.000 USD một năm từ nghề này và 1/3 kiếm khoảng 10.000 USD một năm hoặc ít hơn. Mặc dù vậy, nhiều người khẳng định họ vẫn quản lý được tài chính và cảm thấy ổn về tình hình tài chính của mình.
Thu nhập của phóng viên ảnh không cao.
Thu nhập của phóng viên ảnh không cao.
10. Vấn đề bản quyền: việc sử dụng các bức ảnh mà không trả phí bản quyền rất phổ biến hiện nay. Phần lớn các phóng viên ảnh đều bị ảnh hưởng bởi vấn đề này và họ không nhận được một đồng bồi thường nào.
11. Làm phóng sự ảnh khá đáng sợ: phóng viên ảnh báo chí là một nghề ẩn chứa nhiều nguy hiểm với hơn 90% cho biết họ dễ phải đối mặt với nguy cơ bị thương hay tấn công trong khi tác nghiệp. Theo quan điểm của một số nhà báo, Nam Phi, Trung Mỹ và vùng Caribbean là những khu vực nguy hiểm nhất, trong khi châu Âu và Bắc Mỹ là an toàn nhất.
12. Ảnh số đã thay đổi cuộc chơi: Những người tham gia khẳng định kỷ nguyên kỹ thuật số đã khiến nghề chụp ảnh báo chí trở nên phức tạp và không chắc chắn. Hầu hết họ đều cho rằng hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người thừa nhận những hướng dẫn, quy định về vấn đề này không rõ ràng trong một số trường hợp.
13. 76% cho biết thao tác tay là một vấn đề lớn, 25% tự mình làm điều đó: việc chỉnh sửa ảnh là một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều phóng viên ảnh, đặc biệt là những người chụp ảnh tin tức hoặc phóng sự. 75% cho biết họ chưa bao giờ chỉnh sửa một bức ảnh và 25% còn lại họ phải sửa nội dung của bức ảnh ít nhất một vài lần.
14. 52% cho biết thỉnh thoảng cũng chụp ảnh sắp đặt: khi được hỏi về vấn đề sắp đặt ảnh (ví dụ như bảo đối tác tạo dáng, lặp lại hành động hoặc chờ cho đến khi các phóng viên sẵn sàng), 36% nói rằng họ không bao giờ làm thế nhưng 52% khẳng định “thỉnh thoảng”.
15. 51%  khẳng định có chỉnh sửa ảnh: chỉ 10% phóng viên ảnh nói rằng họ chưa bao giờ chỉnh sửa các bức ảnh gốc bằng cách tạo mảng đối lập, thay đổi màu sắc hay cân bằng màu trong khi 51% cho biết họ luôn luôn làm vậy hoặc làm rất thường xuyên.
16. Hầu hết đều hài lòng với báo chí công dân: trong khi một số người cảm thấy các phóng viên ảnh tự do hay còn gọi là báo chí công dân có thể ảnh hưởng tới việc bảo đảm cuộc sống của họ thì hầu hết người được hỏi thấy đó không phải là vấn đề lớn.
17. 63% cho biết việc thiết lập một trang web cá nhân là quan trọng: đối với vấn đề làm việc trực tuyến, 63% người cho biết việc tạo ra một trang web ảnh cá nhân là rất quan trọng và tốt cho công việc, trong khi số khác nói họ thường xuyên sử dụng mạng xã hội để làm việc.
18. 62% nói Facebook là cổng xã hội quan trọng nhất: Facebook đang chiếm ưu thế lớn trong các cổng thông tin mạng xã hội trên toàn thế giới, và các phóng viên ảnh cũng thấy như vậy. 62% người xếp Facebook đứng thứ nhất và 26% xếp trang mạng này đứng thứ 2 hoặc 3. Tiếp theo là Instagram và Twitter.
Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong ảnh báo chí.
Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong ảnh báo chí.
19. 75% hưởng lợi từ mạng xã hội: ¾ phóng viên ảnh được hỏi cho biết họ nhận được nhiều lợi ích từ các mạng xã hội với 40% nói các lợi ích đó là phi tài chính và 23% nói chúng mang lại một khoản thu nhập cho họ.
20. Các phóng viên ảnh đều yêu thích công việc của mình
Không bỏ nghề dù thu nhập thấp, các nguy hiểm khi tác nghiệp, cuộc khảo sát cho thấy sự thỏa mãn khá lớn đối với nghề phóng viên ảnh. Họ có thể thoải mái thể hiện sự sáng tạo, dấu ấn cá nhân trong số các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. 2/3 số người tham gia nói rằng họ hạnh phúc với lựa chọn của mình và 55% cảm thấy lạc quan về tương lai.
Hầu hết phóng viên ảnh đều hài lòng với công việc của mình.
Hầu hết phóng viên ảnh đều hài lòng với công việc của mình.
Bản khảo sát kết luận: “Chưa có gì chắc chắn cho tương lai của ngành ảnh báo chí và ý định của chúng tôi là tiếp tục tiến hành các cuộc hảo sát tương tự trong thời gian tới để đánh giá các thực trạng thay đổi theo thời gian”.
Theo Infonet

Tin mới