Bố trí hợp lý các nút giao ở dải phân cách trên quốc lộ 1A

(Baonghean.vn)- Cử tri các tỉnh Nghệ An phản ánh: Việc mở rộng Quốc lộ 1A góp phần quan trọng nhằm hạn chế ùn tắc và giảm thiểu tại nạn giao thông, người dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, cử tri đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét lại việc mở nút giao ở dải phân cách cho hợp lý hơn. Những điểm gần trường học, chợ, khu dân cư nên có nút giao tránh tình trạng người dân băng qua dải phân cách trái quy định gây mất an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quan tâm xử lý đồng bộ hệ thống chiếu sáng và tiêu thoát nước, lắp đặt hệ thống cống dọc phù hợp để tránh ngập nước trong tương lai.

Vấn đề này Bộ GTVT trả lời như sau:

1. Về việc ngắt dải phân cách giữa đường:

Theo quy định tại mục 4.4.4 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054: 2005, đối với trường hợp chiều rộng dải phân cách giữa nhỏ hơn 4,5m, chỗ ngắt dải phân cách để làm chỗ quay đầu xe được bố trí cách nhau không dưới 1,0 km và bố trí tại trước các công trình hầm, cầu lớn.

Đối với các dự án mở rộng Quốc lộ 1 qua địa bàn các tỉnh Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An và Tiền Giang nói riêng; các dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ nói chung, Bộ GTVT đã có Văn bản số 3269/BGTVT-CQLXD ngày 27/3/2014 hướng dẫn bổ sung một số hạng mục thiết kế ATGT, trong đó có quy định về việc ngắt dải phân cách giữa đường như sau:

Một số học sinh lợi dụng kẽ hở nhỏ giữa hai giải phân cách để băng qua đường rất nguy hiểm, ảnh tư liệu, minh họa
Một số học sinh lợi dụng kẽ hở nhỏ giữa hai giải phân cách để băng qua đường rất nguy hiểm. Ảnh tư liệu BNA.

+ Các đoạn ngoài khu vực đô thị và đông dân cư: Khoảng cách giữa các chỗ ngắt dải phân cách tối thiểu là 1,0 km.

+ Các đoạn qua khu vực đô thị và đông dân cư: Trường hợp nhiều đường ngang liên tiếp, bố trí các điểm quay đầu xe cho hợp lý để hạn chế điểm giao cắt trùng vị trí mở dải phân cách.

Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công và triển khai thi công lắp đặt dải phân cách giữa tại các dự án mở rộng Quốc lộ 1, khoảng cách giữa các điểm ngắt dải phân cách đã được Bộ GTVT châm chước rút ngắn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, cụ thể như sau:

+ Các đoạn ngoài khu vực đô thị và đông dân cư: Khoảng cách giữa các chỗ ngắt dải phân cách tối thiểu là 1,0 km.

+ Các đoạn qua khu vực đô thị và đông dân cư: Đã được Bộ GTVT châm trước bố trí với khoảng cách giữa các điểm ngắt dải phân cách nhỏ hơn 500m (trung bình từ 300m đến 500m).

người dân sử dụng để làm nơi qua đường, trao đổi hàng hóa giữa hai bên.
Người dân  tháo rào chắn để làm nơi qua đường, trao đổi hàng hóa giữa hai bên. Ảnh tư liệu BNA.

Theo đó, hầu hết các vị trí đấu nối đường ngang (quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, các đường liên xã, liên thôn,…) và các vị trí trường học, bệnh viện, nghĩa trang, chợ, khu dân cư,… đã được ưu tiên bố trí ngắt dải phân cách để phụ vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Tuy nhiên, cá biệt vẫn còn một số vị trí trường học, chợ, khu dân cư,… không thể được bố trí ngắt dải phân cách do các vị trí này nằm trên đường cong bán kính nhỏ (bán kính R < 600m)="" hay="" quá="" gần="" vị="" trí="" giao="" cắt="" đường="" ngang="" bắt="" buộc="" phải="" bố="" trí="" ngắt="" dải="" phân="" cách="" (nếu="" bố="" trí="" ngắt="" dải="" phân="" cách="" tại="" các="" vị="" trí="" này="" sẽ="" tiềm="" ẩn="" nguy="" cơ="" mất="" an="" toàn="" giao="">

2. Về việc bố trí hệ thống chiếu sáng:

Thực tế trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ nói chung và Quốc lộ 1 qua địa bàn các tỉnh Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An và Tiền Giang nói riêng đi qua rất nhiều khu vực đô thị và khu đông dân cư, nếu đầu tư đồng bộ (bao gồm cả việc xây dựng vỉa hè, cây xanh, chiếu sang) sẽ tiêu tốn rất nhiều kinh phí. Như vậy, nguồn vốn được Quốc hội thông qua để bố trí cho các dự án Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ nói chung và Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sẽ không đủ.

Sau khi được cải tạo, nâng cấp, diện mạo quốc lộ 1A trở nên rộng rãi, khang trang
Sau khi được cải tạo, nâng cấp, diện mạo quốc lộ 1A trở nên rộng rãi, khang trang. Ảnh tư liệu BNA.

Sau khi rà soát, cân đối, Bộ GTVT có Văn bản số 8190/BGTVT-CQLXD quy định cụ thể về quy mô đầu tư các dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ. Theo đó, quy mô đầu tư các dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ sẽ không bao gồm việc xây dựng vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng; việc đầu tư vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng sẽ do địa phương đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương.

3. Về việc xây dựng hệ thống cống phục vụ tiêu thoát nước:

Để phục vụ tiêu thoát nước và tránh ngập trong tương lai, khi thiết kế bản vẽ thi công, tất cả các công trình thoát nước (cống ngang, cống dọc, rãnh dọc,…) đã được thiết kế đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước với chiều cao mực nước lũ tính toán bằng chiều cao mực nước tính theo tần suất P = 4%.

Trong quá trình thi công, Bộ GTVT đã chỉ đạo các Chủ đầu tư, Ban QLDA, Nhà thầu, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế tiếp tục rà soát để điều chỉnh, bổ sung hệ thống thoát nước (bao gồm cả thoát nước dọc và thoát nước ngang) đảm bảo yêu cầu tiêu thoát nước và tránh ngập trong tương lai.

PV (TH)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới