Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm và làm việc tại huyện biên giới Kỳ Sơn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi thông điệp đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cần có khát vọng, tìm kiếm những điều mới mẻ, phải phát huy và huy động nội lực để khắc phục, biến khó khăn thành thuận lợi, lợi thế, tài nguyên của địa phương.

Trong chuyến công tác tại Nghệ An, sáng 30/7, đoàn công tác do đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT dẫn đầu đã có cuộc làm việc tại huyện biên giới Kỳ Sơn.

Cùng đi có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở NN&PTNT; Vi Văn Hòe - Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn; đại diện các sở, ban, ngành và huyện Kỳ Sơn.

bna_chủ trì. ảnh thanh lê.jpg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trao đổi với cán bộ huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Thanh Lê

Tháo gỡ khó khăn

Huyện Kỳ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An, tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, với chiều dài đường biên giới 230 km. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 209.000 ha. Tuy nhiên, địa bàn chủ yếu là đồi núi cao với độ dốc lớn, diện tích đất ít dốc không đáng kể, chỉ chiếm 1%, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 95%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 chiếm 54,36%. Toàn huyện có 21 xã, thị trấn, trong đó, có 11 xã biên giới; địa hình phân bố rộng, có hệ thống khe, suối dày đặc; hệ thống hạ tầng giao thông đang thô sơ, rất khó khăn cho đi lại và lưu thông hàng hóa.

bna_anh minh ct. ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Nguyễn Hữu Minh - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn báo cáo kết quả phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và đề xuất của địa phương với đoàn công tác. Ảnh: Thanh Lê

Năm 2022, trận lũ ống, lũ quét lịch sử đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình giao thông, nhà ở; thiệt hại lớn đến nông nghiệp và nhiều công trình công cộng khác.

Cơn lũ quét xảy ra vào tháng 10/2022 đã làm chết 1 người, ước thiệt hại về nhà ở gần 90 tỷ đồng; thiệt hại về giáo dục ước hơn 6 tỷ đồng, về nông nghiệp trên 18 tỷ đồng, về giao thông trên 180 tỷ đồng. Tài sản của người dân ước thiệt hại hơn 12 tỷ đồng...

bna_ảnh ghép. ảnh thanh lê.jpg
Lãnh đạo UBND huyện, các phòng, ban và các xã của huyện Kỳ Sơn kiến nghị đề xuất với đoàn công tác về hỗ trợ phòng, chống thiên tai, đầu tư hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới, phát triển dược liệu dưới tán rừng; giao đất, giao rừng, phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn văn hóa các dân tộc... Ảnh: T.L

Được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, các tổ chức, doanh nghiệp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kỳ Sơn đã tập trung khắc phục thiệt hại, đảm bảo đời sống cho đồng bào.

bna_ a bảo. ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp làm rõ kiến nghị của huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Thanh Lê

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo huyện Kỳ Sơn kiến nghị, dự án tái định cư cho nhân dân xã Tà Cạ, giai đoạn 1 sử dụng nguồn vốn Ban Cứu trợ tỉnh, Quỹ Thiện tâm của Tập đoàn Vingroup (35 tỷ đồng); giai đoạn 2 sử dụng vốn dự phòng ngân sách tỉnh (30 tỷ đồng), hiện nay, do điều kiện về địa hình, địa chất nên không thể lựa chọn vị trí nào tốt hơn trên địa bàn để tái định cư và hầu như quy hoạch vào vị trí nào cũng sẽ bị ảnh hưởng rừng tự nhiên.

Vì vậy, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ địa phương trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng một cách nhanh nhất, sớm đảm bảo điều kiện khởi công xây dựng công trình, đảm bảo mặt bằng cho người dân lên ở, tránh tình trạng mất an toàn khi mùa mưa lũ về.

bna_ a khôi. ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, Trung ương cần cân đối thống nhất chính sách cho đồng bào dân tộc miền núi, tránh tình trạng chính sách nhiều nhưng manh mún; đồng thời, quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng miền núi. Ảnh: Thanh Lê

Huyện Kỳ Sơn dự kiến xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để bố trí nơi ở mới cho hơn 40 hộ dân vùng phải di dời khẩn cấp do lũ ống, lũ quét và sạt lở đất tại bản Huồi Cáng, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn với tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng.

Hàng năm, với nguồn kinh phí lồng ghép khác nhau, địa phương hỗ trợ cho người dân một số đường ống vào ruộng và phát huy hiệu quả cao. Tuy nhiên, hạng mục này bị hạn chế bởi mỗi năm chỉ hỗ trợ 8.000 - 10.000m đường ống, trong khi nhu cầu của người dân rất lớn, cần hơn 350.000m, với tổng mức đầu tư dự kiến trên 28 tỷ đồng.

bna_ a de chọn. ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tỉnh sẽ tiếp tục đôn đốc, tập trung cao độ để thực hiện tái định cư và các công trình phòng, chống sạt lở tại huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Thanh Lê

Hiện tại, khu tái định cư đoạn qua khối 4, khối 5, thị trấn Mường Xén thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở đất vào mùa mưa, hiện tại, vết nứt đã sạt xuống đến tường nhà dân gây mất an toàn đến tính mạng và tài sản của người dân, vì vậy, việc đầu tư xử lý sự cố sạt lở đất ở đoạn này là hết sức cấp bách và thiết thực, với tổng mức kinh phí dự kiến 60 tỷ đồng.

Tình hình sạt lở đất trên địa bàn thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ đang tiếp tục diễn ra. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân, việc đầu tư xây dựng hệ thống kè lòng khe Huồi Giảng và sạt lở núi đoạn qua bản Sơn Hà, Hòa Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn là hết sức cấp bách, thiết thực. Tổng mức dự kiến đầu tư xây dựng khoảng 70 tỷ đồng.

bna_ a hòe. ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Vi Hòe- Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo tỉnh đã chia sẻ khó khăn, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm hỗ trợ huyện biên giới Kỳ Sơn nói riêng và các huyện miền Tây Nghệ An nói chung.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khó khăn lớn nhất của huyện Kỳ Sơn là diện tích rừng lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; địa hình chịu ảnh hưởng lớn do bão lũ, thiên tai.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề xuất Bộ trưởng Lê Minh Hoan quan tâm tháo gỡ khó khăn cho địa phương. Đó là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu phương án trồng dược liệu dưới tán rừng cho huyện Kỳ Sơn và các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An nói chung.

bna_trao nhà. ảnh thanh lê.jpg
Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao biển tặng 2 căn nhà cho hộ nghèo của huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Thanh Lê

Đồng thời, tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi hiện nay, đó là những xã về đích nông thôn mới không được thụ hưởng các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân. Do đó, Chính phủ cần phân định rõ chính sách xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia; nghiên cứu bất cập trong thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Khát vọng mới

Trao đổi với lãnh đạo, cán bộ huyện Kỳ Sơn đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ khó khăn với huyện biên giới Kỳ Sơn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng dành nhiều thời gian chia sẻ và có những định hướng về các nhiệm vụ trọng tâm cho huyện vùng cao biên giới Kỳ Sơn trong thời gian tới.

bna_bộ trưởng. ảnh thanh lê.jpg
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói chuyện với lãnh đạo huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Thanh Lê

Trăn trở về con đường phát triển của huyện Kỳ Sơn, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, cần phải có sự hợp lực từ Trung ương, tỉnh, địa phương, để cùng tìm con đường đi của huyện Kỳ Sơn, của các huyện phía Tây Nghệ An.

bna_thăm kỳ sơn. Ảnh thanh lê.jpg
Trước khi làm việc với lãnh đạo huyện Kỳ Sơn, đoàn công tác đã đi thị sát tại một số địa điểm trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Thanh Lê

Với chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục quan tâm để triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ huyện Kỳ Sơn; nhất là các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

bna_xã Tây Sơn. Ảnh thanh lê.jpg
Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi với lãnh đạo xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) về phát triển cây pơ mu tại địa phương. Ảnh: Thanh Lê

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thành lập Tổ công tác khảo sát để nghiên cứu triển khai các mô hình về phát triển kinh tế cũng như những giải pháp phòng, chống thiên tai,… để tổng kết mô hình ở các huyện miền núi của cả nước.

bna_kiểm tra 2. ảnh thanh lê.jpg
Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi với lãnh đạo tỉnh và huyện Kỳ Sơn về việc khảo sát chương trình giáo dục đối với các huyện vùng núi cao, để phù hợp với nhu cầu thực tế địa phương gắn với việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Ảnh: Thanh Lê

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, huyện Kỳ Sơn cần thay đổi tư duy thuê người dân bảo vệ rừng thành người dân làm chủ, làm kinh tế dưới tán rừng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi thông điệp tới đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện có khát vọng, tìm kiếm những điều mới mẻ, cần phải phát huy nội lực để biến khó khăn thành thuận lợi, lợi thế, tài nguyên của địa phương, gắn với bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc, xây dựng hình ảnh mới cho huyện biên giới Kỳ Sơn.

Tin mới