Cần thiết đổi tên Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Việc sử dụng tên “Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác” đáp ứng các yêu cầu nội dung bao trùm, chính xác hơn và góp phần nâng tầm giá trị hoạt động xây dựng luật, phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Sáng 17/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Bà Thái Thị An Chung - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Ảnh: Mỹ Nga

Sáng 17/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Bà Thái Thị An Chung - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Ảnh: Mỹ Nga

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đều lựa chọn phương án sử dụng tên dự án Luật là "Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác" thay cho phương án giữ tên cũ là "Luật Hợp tác xã". Dự án luật quy định về đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh đều gắn với các tổ chức kinh tế hợp tác. Do đó sử dụng tên “Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác” đáp ứng các yêu cầu nội dung bao trùm, chính xác hơn và góp phần nâng tầm giá trị hoạt động xây dựng luật, phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với loại thành phần kinh tế này.

Đại diện của một số hợp tác xã đánh giá rằng, dự thảo Luật sửa đổi đã chi tiết hơn, đi sâu vào nhu cầu phát triển của kinh tế hợp tác xã. Do đó, tạo hành lang thông thoáng cho hợp tác xã phát triển, hội nhập trong thị trường mới, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, các ý kiến đề nghị quan tâm đến vai trò của hợp tác xã. Hiện nay, một số hợp tác xã đang gặp nhiều khó khăn ở một số vấn đề như: trụ sở làm việc, đất đai canh tác, giá cả cạnh tranh, tín dụng nội bộ.

Đại diện Hợp tác xã Thọ Thành, huyện Yên Thành cho rằng, Luật sửa đổi tạo điều kiện cho tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững. Ảnh: Mỹ Nga

Đại diện Hợp tác xã Thọ Thành, huyện Yên Thành cho rằng, Luật sửa đổi tạo điều kiện cho tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững. Ảnh: Mỹ Nga

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung góp ý kiến Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) tập trung vào các quy định về thành viên, nghĩa vụ thành viên hợp tác xã; những quy định liên quan đến hoạt động góp vốn, quản lý tài sản, nguồn vốn; về việc bố trí quỹ đất; cân đối nguồn lực; quy định rõ hơn về tổ chức đại diện; về vai trò, địa vị pháp lý và nhiệm vụ của hệ thống Liên minh hợp tác xã; nghiên cứu kỹ lưỡng về quy định trở thành thành viên Liên minh hợp tác xã; về việc giao cho Liên minh hợp tác xã một số nội dung dịch vụ công, kiểm toán hợp tác xã...

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành tham quan mô hình sản xuất rau sạch trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Ảnh tư liệu: Xuân Hoàng
Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành tham quan mô hình sản xuất rau sạch trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Ảnh tư liệu: Xuân Hoàng

Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) gồm 12 chương, 111 điều. Thực tiễn sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật Hợp tác xã năm 2012 còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: hợp tác xã gia nhập, hoạt động, rút khỏi thị trường hiện nay còn gặp nhiều rào cản; chưa bảo đảm nguyên tắc mở cho thành viên khi gia nhập, rút khỏi hợp tác xã; quy định về cơ cấu, tổ chức, quản lý hợp tác xã còn chưa phù hợp với thực tiễn; thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã còn thiếu minh bạch, chưa bảo đảm độ tin cậy; quy định về tài sản, tài chính của hợp tác xã còn nhiều bất cập…

Cơ quan soạn thảo Dự án Luật mong muốn bổ sung toàn diện, sửa đổi Luật Hợp tác xã hiện hành, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường; bảo đảm và phát huy đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã; tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển mạnh mẽ, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế quốc gia trong tình hình mới.

Dự án sẽ được trình xin ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 10 này.

Tin mới