Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tri ân các anh hùng liệt sĩ trên 'tọa độ lửa' Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tri ân các anh hùng liệt sĩ trên 'tọa độ lửa' Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Chiều 16/7, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã về dâng hoa, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An và Khu Di tích lịch sử quốc gia Ngã ba Đồng Lộc, xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác về dâng hoa, dâng hương tưởng niệm tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác về dâng hoa, dâng hương tưởng niệm tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn. Ảnh: Thành Duy

Cùng đi có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Nguyễn Thuý Anh - Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội; Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội; Thiếu tướng Lê Tấn Tới - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội; Lê Quang Huy - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh.

Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương trước phần mộ tập thể của 13 anh hùng liệt sĩ Đại đội 317. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương trước phần mộ tập thể của 13 anh hùng liệt sĩ Đại đội 317. Ảnh: Thành Duy

Trong kháng chiến chống Mỹ, Nghệ An là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến, là cửa ngõ vào Quân khu 4, là địa bàn triển khai lực lượng khi bước vào chiến đấu. Trong đó, Truông Bồn là huyết mạch giao thông quan trọng để vận chuyển nhân lực, vật lực chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hòng hủy diệt Truông Bồn, cắt đứt mạch máu giao thông của ta, từ năm 1964 - 1968, không quân Mỹ đã trút xuống Truông Bồn gần 19.000 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa, tàn phá 211 thôn, làng dọc tuyến đường, sát hại nhiều người dân xã Mỹ Sơn, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương; phá hủy hàng trăm xe ô tô và hàng trăm khẩu pháo của bộ đội ta; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân ngành giao thông, dân quân tự vệ bị thương; 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương tri ân 13 chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An hy sinh ngày 31/10/1968. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương tri ân 13 chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An hy sinh ngày 31/10/1968. Ảnh: Thành Duy

Bom đạn giặc Mỹ không thể khuất phục được ý chí và quyết tâm sắt đá của quân và dân ta: “Sống bám cầu, bám đường - chết kiên cường dũng cảm”, “Tim có thể ngừng đập nhưng đường không thể tắc”; “Tất cả cho tiền tuyến - Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Đây là động lực mạnh mẽ thôi thúc các lực lượng của quân và dân ta làm nên chiến thắng Truông Bồn, làm nên một Truông Bồn huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31/10/1968 của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, “Tiểu đội cảm tử”, “Tiểu đội cọc tiêu sống” anh hùng, thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh dâng hương tri ân 13 chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An hy sinh ngày 31/10/1968. Ảnh: Thành Duy

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh dâng hương tri ân 13 chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An hy sinh ngày 31/10/1968. Ảnh: Thành Duy

Chiến tranh đã lùi xa, Truông Bồn hôm nay trở thành biểu tượng lịch sử của thanh niên xung phong Việt Nam, nơi hội tụ linh hồn 1.240 anh hùng liệt sĩ, nơi lưu giữ vẹn toàn những giá trị sống của một thế hệ thanh niên quyết hy sinh tất cả cho độc lập, tự do của Tổ quốc, viết nên một huyền thoại Truông Bồn trong thế kỷ XX.

Trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, với tấm lòng thành kính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương, tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, kính cẩn nghiêng mình, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn các anh hùng liệt sĩ trên “tọa độ lửa” Truông Bồn.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý dâng hương tri ân 13 chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An hy sinh ngày 31/10/1968. Ảnh: Thành Duy

Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý dâng hương tri ân 13 chiến sĩ thanh niên xung phong thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An hy sinh ngày 31/10/1968. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, tỉnh Nghệ An chụp ảnh lưu niệm với Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, tỉnh Nghệ An chụp ảnh lưu niệm với Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác cũng về dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã ba Đồng Lộc.

Từ năm 1964 đến năm 1972, Ngã ba Đồng Lộc trên tuyến đường 15A được ví như yết hầu, là mạch máu giao thông nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Từ năm 1964 đến năm 1972, nơi đây bị đánh phá liên tục và năm 1968 là năm ác liệt nhất.

Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, Ngã ba Đồng Lộc phải gánh chịu gần 50.000 quả bom các loại, bình quân mỗi 1m2 đất nơi đây phải gánh chịu trên 3 quả bom, mặt đất bị biến dạng, đất đá bị cày đi xới lại, hố bom chồng lên hố bom, Ngã ba Đồng Lộc nổ tung lên, không có một bóng cây, ngọn cỏ nào có thể mọc nổi.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác về dâng hoa tại Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác về dâng hoa tại Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ thanh niên xung phong toàn quốc ở Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ thanh niên xung phong toàn quốc ở Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Để giữ vững mạch máu giao thông từ Bắc vào Nam được thông suốt, hàng trăm, hàng ngàn chiến sĩ và nhân dân đã ngã xuống. Trong đó, có sự hy sinh anh dũng của tiểu đội 10 cô gái thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 vào trưa ngày 14/7/1968 khi tuổi đời còn rất trẻ. Người trẻ tuổi nhất là 17 tuổi, ba người lớn tuổi nhất cùng 24 tuổi.

Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc là địa chỉ đỏ giáo dục đạo đức truyền thống, cách mạng cho các thế hệ, là điểm du lịch tâm linh, nơi chứa đựng bao huyền thoại thiêng liêng và cao cả. Sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc cùng với hàng trăm, hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ khác sẽ còn vang vọng mãi đến mai sau.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác thành kính tri ân sâu sắc sự hy sinh anh dũng của 10 chiến sĩ Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 hy sinh trưa 14/7/1968 ở Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác thành kính tri ân sâu sắc sự hy sinh anh dũng của 10 chiến sĩ Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 hy sinh trưa 14/7/1968 ở Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hoa, dâng hương tại mộ 10 chiến sĩ Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 hy sinh trưa 14/7/1968 ở Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dâng hoa, dâng hương tại mộ 10 chiến sĩ Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 hy sinh trưa 14/7/1968 ở Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý dâng hoa tại mộ 10 chiến sĩ Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 hy sinh trưa 14/7/1968 ở Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý dâng hoa tại mộ 10 chiến sĩ Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 hy sinh trưa 14/7/1968 ở Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Các đại biểu thành kính dâng hoa, dâng hương tại mộ 10 chiến sĩ Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 hy sinh trưa 14/7/1968 ở Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Các đại biểu thành kính dâng hoa, dâng hương tại mộ 10 chiến sĩ Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55 hy sinh trưa 14/7/1968 ở Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác đã thành kính đặt vòng hoa, dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ thanh niên xung phong toàn quốc, ghi danh hơn 4.000 liệt sĩ thanh niên xung phong trong cả nước và dâng hương, đặt hoa tại mộ 10 nữ anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc; dâng hương tại Đền thờ ở Ngã ba Đồng Lộc.

Tin mới