Đài phát thanh Quốc gia Bungaria phát bản tin đặc biệt về Việt Nam

 Đài Phát thanh Quốc gia Bungari (BNR) vừa dành thời lượng hơn 10 phút để đưa tin về Việt Nam.
Trong bản tin đặc biệt này, BNR đã ca ngợi vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và những thành tích đặc biệt mà Việt Nam đạt được trong gần 30 năm Đổi mới.
BNR cho biết, từ năm 1986, chính sách Đổi mới đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc mở rộng quan hệ quốc tế. Điều đó cho phép Việt Nam tham gia tích cực vào toàn cầu hóa và xây dựng chính sách đối ngoại của mình dựa trên những nguyên tắc: độc lập, tự chủ, đa dạng hóa quan hệ và đã giành được sự tôn trọng trên thế giới như là một đối tác tin cậy, chủ động trong hội nhập với nền kinh tế đầy hứa hẹn, phát triển bền vững, đảm bảo vững chắc chủ quyền bất khả xâm phạm của mình.
 Đài Phát thanh Quốc gia Bungari (BNR) vừa dành thời lượng hơn 10 phút để đưa tin về Việt Nam.
 
BNR cũng nhấn mạnh, trên trường quốc tế và ngoại giao, Việt Nam là thành viên tích cực của Liên Hợp quốc, ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, Tổ chức Thương mại thế giới, các diễn đàn Á-Âu, Liên minh Hải quan Âu - Á và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực... Việt Nam khẳng định sẵn sàng hội nhập quốc tế - một xu hướng hàng đầu trong thế giới hiện đại ngày nay.
Chính sách Đổi mới 30 năm qua của Việt Nam được thực hiện nhằm các mục tiêu chiến lược: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đất nước đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt trên 7%;  năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 2.200 USD (tăng gấp 8 lần trong 30 năm qua, đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình). Chỉ số kinh tế vĩ mô ổn định, cán cân cơ bản của nền kinh tế được duy trì, thâm hụt ngân sách và nợ công được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong đấu tranh xóa đói giảm nghèo, được quốc tế đánh giá cao. Tuổi thọ trung bình tăng từ 67 lên 72 tuổi; chỉ số phát triển con người Việt Nam đứng trong nhóm các nước phát triển. Ngay từ năm 2008, Việt Nam đạt trên hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đến năm 2015.
Skip in 5...Advertisement in 27 seconds
Cũng theo BNR, việc tham gia TPP sẽ hỗ trợ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng 11% vào năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tăng 28%, nhiều công ty sẽ chuyển đến Việt Nam sản xuất vì nguồn lao động dồi dào. Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ việc loại bỏ thuế quan đối với Mỹ và Nhật Bản (mặc dù sẽ bị ảnh hưởng bởi các quy định chặt chẽ về nguồn gốc nguyên liệu). Trong năm 2012, doanh thu từ xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 17,2 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản là 9,5 tỷ USD. Nếu tính cả Úc và Canada trong TPP, xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam cho các thành viên lên tới 58%. Ngành công nghiệp đánh bắt cá của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ việc xóa bỏ thuế đối với tôm, mực và cá ngừ tại các thị trường lớn như Mỹ và Nhật Bản...
Về vấn đề Biển Đông, BNR cho biết, Việt Nam mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới như là một xu hướng chủ đạo trong thời đại hiện nay nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh Biển Đông, củng cố môi trường hòa bình để phát triển. Việt Nam muốn đóng góp cho hòa bình và an ninh chiến lược ở châu Á và trên thế giới, không tìm kiếm sự đối đầu với thế lực nào khác. 
Về BNR:
BNR hay Sofia Radio thành lập ngày 25/1/1935, tiền thân từ Viện Văn hóa và Truyền thông quốc gia Bungari. Theo Luật Phát thanh và Truyền hình Bungari (10/9/1996), BNR cùng với Đài truyền hình quốc gia là hai phương tiện truyền thông quốc gia chính thức ở Bungari. Hiện tại, BNR có 2 Chương trình phát thanh “Horizont” (Chân trời) và “Hristo Botev” với 08 đài phát thanh khu vực trên khắp cả nước (đặt tại 8 thành phố: Sofia, Varna, Stara Zogora, Plovdiv, Shumen, Blagoevgrad, Vidin, Burgas). Đối với các chương trình nước ngoài, BNR được phát bằng 11 thứ tiếng khác nhau trên thế giới.
Theo Infonet
TIN LIÊN QUAN

Tin mới