"Đạo" thời @

Vào những ngày Rằm, mồng Một hàng tháng và thi thoảng cả vào những ngày thường, tôi từng thấy nhiều nam nữ thanh niên trẻ, đẹp, lịch sự, là những thanh niên trí thức, những sinh viên, thầy giáo, cô giáo... rất siêng năng đi lễ chùa, lễ đền và cả lễ nhà thờ Kitô giáo.

Họ đốt những bó hương lớn, chia cắm vào những bát hương, đài hương trước chính điện, hiên, sân và các tháp cổ, tháp tân tạo. Ở nhà thờ Kitô giáo thì không thắp hương, mà chỉ dâng hoa tươi, huệ trắng, lay ơn trắng dưới chân tượng các Thánh, lối ra vào nhà thờ. Họ bận quần jean, áo pul, tóc đen lẫn tóc nhuộm... không tụng kinh vài tiếng đồng hồ như các bà, các chị, các lớp trung niên. Họ chỉ lầm rầm khấn nguyện điều gì không rõ lời, rõ tiếng, nhưng rất thành tâm, kính tín.

Và thật tình cờ, một hôm ở chùa Cần Linh tôi thấy một thanh niên khoảng trên 20 tuổi, đứng nghiêm trang, tay chắp theo hình bông sen, đang rầm rì khấn điều gì đó. Bỗng chốc anh ta lại ngừng lại, móc trong túi cái điện thoại di động, bấm số và nói chuyện với ai. Được vài câu, anh ta lật máy di động đang treo trước ngực và tôi nghe được những tín hiệu tiếp nhận của máy bên kia. Và cũng lại tình cờ, tôi lại gặp đúng anh trước tượng đài Đức Mẹ Thánh nữ đồng trinh Maria ở giáo xứ Cầu Rầm. Thực ra từ chùa Cần Linh sang nhà thờ xứ Cầu Rầm cũng gần thôi, nhưng tôi thắc mắc, một người cùng trong một buổi sáng, sao lại vừa xin ơn Phật lại xin ơn Mẹ của Chúa?.


Tôi biết lớp người trẻ này chưa hề bận tâm đến tín ngưỡng. Họ thấy số đông làm sao thì cũng làm như vậy, chứ thực ra họ chẳng theo một tôn giáo nào cả, chưa quy y tam bảo Phật giáo, cũng chưa hề chịu phép rửa tội, bí tích của Ki tô giáo. Cách cầu nguyện khác lạ của người thanh niên, dĩ nhiên là tôi vô cùng thắc mắc. Đang tôn thờ Phật, lại phân tâm sang thờ Chúa? Vừa cầu nguyện vừa gọi điện thoại di động? Sao vậy? Nghĩ thế thôi, nhưng qua quan sát thái độ của người thanh niên, thấy anh ta rất thành khẩn, nên mọi suy nghĩ tiêu cực tôi không còn. Tôi đánh bạo bám theo để trực tiếp hỏi cho rõ. Anh cười hiền lành, nắm tay tôi tâm sự :


- Chẳng có gì bí hiểm đâu chú ơi! Số là cháu có một người bạn phải nằm liệt giường từ mấy tháng nay sau một tai nạn giao thông. Đang là một thanh niên mạnh khoẻ, nhanh nhẹn, thông minh, tháo vát, nay bỗng phải nằm một chỗ hết ngày này sang tháng khác. Cậu ta tỏ rõ sự chán chường, thất vọng. Những lời thăm hỏi, an ủi, động viên của bạn bè, bà con cô bác, dù rất chí tình nhưng cũng chẳng giúp được gì. Những lần lên chùa, sang nhà thờ, cháu đã cầu nguyện, vừa cầu cho cháu, vừa cầu, xin ơn cho bạn.

Cháu đã mách với bạn những việc đó, cậu ta cảm ơn rồi lại lặng im trong chán chường, tuyệt vọng. Cháu đã nghĩ ra cách làm như thế này; cứ mỗi sáng, mỗi chiều khi bắt được tin nhắn của cháu, bạn mở máy chờ sΩn, cháu nguyện chân thành, trực tiếp chuyện trò với Phật, với Đức Mẹ. Những lời cầu nguyện phát từ máy cháu sẽ truyền qua máy bạn, cậu ta nghe được trọn vẹn những lời nguyện cầu của cháu. Sau vài lần, cậu ta đã trực tiếp cầu nguyện qua máy... Cả hai chúng cháu cảm thấy tâm hồn ngày càng nhẹ nhàng, mọi cảm nhận bi quan trước đây đang dần dần giải toả.


- À ra thế! Tôi buột miệng cắt lời cậu ta - Hay đấy! Chú cũng đi Chùa, cũng sang cả nhà thờ Kitô giáo, nghe nói đến những mầu nhiệm, nhưng mãi rồi vẫn chưa thấy. Qua sự việc của cháu, chú mới sáng ra, đúng là có sự mầu nhiệm thật.


Một số người trẻ Việt Nam đang trải qua những căng thẳng xung đột giữa tâm linh - thế tục ; giữa đạo - đời; giữa cơ cấu hay phi cơ cấu. Những giá trị văn hoá cổ truyền, những mức thang giá trị ngàn đời đang đi vào quên lãng, nhưng những giá trị mới vẫn chưa lộ dạng hay chưa đi vào tâm thức, chưa trở thành máu thịt.

Gạn đục khơi trong đâu phải là việc dễ làm! Vì thế, dù trong cuộcsống hiện đại, xu hướng hướng về tâm linh ngày càng khởi sắc, nếp sống đạo không còn như trước đây, từ ngàn đời nay vẫn được bảo vệ, nâng niu trong văn hoá dân tộc. Cách sống đạo đã thay đổi, không còn những tín điều bất di, bất dịch như ngày xưa. Đức tin bây giờ đang đổi khác, cùng một lúc, một con người, một niềm tin có thể thờ nhiều chúa.

Văn hoá đa phức, đa chiều, đa tuyến trong thời đại Ú này không còn cứng nhắc, cực đoan như trước. Văn hoá giáo lý, văn hoá đức tin giữa các tôn giáo đang ngày càng được dung hoà. Đây phải chăng là biểu hiện của tiến hoá nhân bản.

Trần Anh Thuận

Tin mới