Đoàn Đại biểu Quốc hội Nghệ An thảo luận dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 9/11, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi). Đoàn ĐBQH Nghệ An thảo luận tại Tổ 3 với Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ngãi và Bắc Kạn.

bna_z4864409822622_c9f40f2517059dadd82f563291aec492.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An điều hành thảo luận tại Tổ 3. Ảnh: Minh Thành

Đoàn ĐBQH Nghệ An thảo luận tại Tổ 3 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ngãi và Bắc Kạn. Dự phiên thảo luận có đồng chí Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, đại biểu đoàn Quảng Ngãi.

Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An điều hành phiên thảo luận.

bna_z4864410096424_8fcda8951ab4db5237e0165712baedfb.jpg
Thiếu tướng Trần Đức Thuận phát biểu thảo luận. Ảnh: Minh Thành

Phát biểu thảo luận, Thiếu tướng Trần Đức Thuận - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - an ninh của Quốc hội, đại biểu đoàn Nghệ An đồng tình với việc đưa vào quy định trong luật việc tòa án thực hiện quyền tư pháp.

Khẳng định đây là nội dung rất cần thiết, ông đề nghị các cơ quan soạn thảo, thẩm tra nghiên cứu, làm rõ quyền tư pháp của tòa án.

Trên cơ sở phân tích, Thiếu tướng Trần Đức Thuận bày tỏ đáng tiếc khi dự thảo luật sửa đổi lần này bỏ thẩm quyền của tòa án trong thu thập chứng cứ và đề nghị cân nhắc kỹ nội dung này.

bna_z4864183277463_d8b1ebf7894bbf37ae87151d1c95ddbd.jpg
Đại biểu Thái Thị An Chung - phát biểu thảo luận. Ảnh: Minh Thành

Đại biểu Thái Thị An Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH Nghệ An nhìn nhận Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) đã đi theo xu hướng khi thực hiện quyền tư pháp thì tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn rất cụ thể.

Tuy nhiên, theo đại biểu có một số điểm cần phải làm rõ thêm như: Quy định nội hàm của việc giải quyết xét xử các vi phạm hành chính theo quy định của luật hay quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật...

bna_z4864409851820_773ec96df3603312e168de5f3a1971e2.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý - Trưởng đoàn ĐBQH Nghệ An tại phiên thảo luận Tổ 3. Ảnh: Minh Thành

Đại biểu Thái Thị An Chung cũng cho rằng, khi đã thể chế quyền tư pháp của tòa án thì nên nghiên cứu quy định thêm trách nhiệm, vai trò của Tòa án trong bảo vệ Hiến pháp.

Vị đại biểu đoàn Nghệ An đồng tình với mô hình tổ chức tòa án theo tòa sơ thẩm và phúc thẩm và không tổ chức tòa án theo cấp hành chính như dự thảo luật.

Qua đó đề nghị, vấn đề xét xử sơ thẩm nên chuyển toàn bộ cho tòa án sơ thẩm; còn trường hợp nếu thấy rằng đang có khoảng trống cần nâng cao thêm năng lực hay cần có thời gian chuẩn bị thì có thể đưa ra lộ trình; để không còn giao nhiệm vụ sơ thẩm các vụ việc cho tòa án phúc thẩm như hiện nay.

bna_z4864220308518_42f9452cd11dbb87682c4069084773fa.jpg
Đại biểu Phạm Phú Bình phát biểu thảo luận. Ảnh: Minh Thành

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nghệ An cũng đề nghị bỏ quy định độ tuổi để có thể làm thẩm phán và hội thẩm. Đây cũng là quan điểm được ông Phạm Phú Bình - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu đoàn Nghệ An đồng tình. Theo ông, việc quy định phải đủ 28 tuổi mới được bổ nhiệm thẩm phán vừa bất hợp lý, vừa không cần thiết.

Ông Trần Nhật Minh - đại biểu Quốc hội chuyên trách đoàn Nghệ An đồng tình với việc thành lập tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.

Việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong cải cách tư pháp, đặc biệt với ngành Tòa án để đảm bảo chuyên nghiệp trong xét xử. Tuy nhiên, về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên biệt, ông đề nghị cần quy định rõ hơn.

bna_z4864410364159_69e4c36ddc649dd229d4e4572116a6a6.jpg
Ông Trần Nhật Minh - đại biểu Quốc hội chuyên trách đoàn Nghệ An phát biểu thảo luận. Ảnh: Minh Thành

Tin mới