Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình sách giáo khoa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp các ngành tiếp tục tham mưu, thực hiện tốt hơn nữa chương trình đổi mới sách giáo khoa một cách chặt chẽ, theo đúng lộ trình.

Chiều 3/1, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có cuộc làm việc với các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Văn hóa và Thể thao về giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Thái Thị An Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc làm việc. Dự cuộc làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh. Ảnh: Thanh Lê
Đồng chí Thái Thị An Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc làm việc. Dự cuộc làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh. Ảnh: Thanh Lê

Đánh giá về kết quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy: Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 88, Nghị quyết số 51 trên địa bàn tỉnh nghiêm túc, đúng quy định, đúng lộ trình.

Giai đoạn đầu của lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Nghị quyết số 88, Nghị quyết số 51 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo các yêu cầu, mục tiêu đề ra, sẵn sàng cho thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa trong giai đoạn tiếp theo.

Đồng chí Võ Văn Mai - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13. Ảnh: Thanh Lê

Đồng chí Võ Văn Mai - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13. Ảnh: Thanh Lê

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện cũng phát sinh một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc: Số lượng giáo viên chưa đủ để dạy học 2 buổi/ngày (đối với cấp tiểu học); cơ cấu chưa hợp lý, còn thừa - thiếu cục bộ, thiếu giáo viên các môn học mới (Ngoại ngữ, Tin học ở tiểu học; Khoa học tự nhiên ở THCS; Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT).

Một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục 2019; một bộ phận giáo viên còn yếu về năng lực Ngoại ngữ, Tin học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo về xây dựng văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử trong trường học. Ảnh: Thanh Lê

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo về xây dựng văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử trong trường học. Ảnh: Thanh Lê

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng, thiếu nhiều phòng học bộ môn, nhất là phòng học Ngoại ngữ, Tin học; thiết bị dạy học tối thiểu chưa đủ, kinh phí dành cho mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn hạn hẹp.

Chương trình, sách giáo khoa mới được triển khai trong giai đoạn đầu còn có những lúng túng, bị động.

Các đại biểu Quốc hội tham dự cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Các đại biểu Quốc hội tham dự cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Tại buổi làm việc, các sở, ngành cũng đề xuất các nhóm giải pháp khắc phục để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong những năm tới.

Nhiều ý kiến kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương: Cần bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định để có lộ trình điều chỉnh tiền lương cho giáo viên theo vị trí việc làm, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức nghề nghiệp.

Đồng chí Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm rõ các vấn đề đoàn giám sát quan tâm. Ảnh: Thanh Lê

Đồng chí Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm rõ các vấn đề đoàn giám sát quan tâm. Ảnh: Thanh Lê

Các ý kiến cũng cho rằng cần nghiên cứu bổ sung biên chế cho các địa phương thiếu biên chế do dân số tăng cơ học dẫn tới tăng học sinh, tăng lớp, đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Cùng với đó, một số đại biểu kiến nghị tiếp tục bổ sung chính sách liên quan đến phát triển giáo dục vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đặc biệt là chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú.

Các vấn đề khác cũng được quan tâm đề cập gồm: Quy hoạch hệ thống trường sư phạm, khoa sư phạm thực hiện đào tạo giáo viên theo nhu cầu để thu hút học sinh giỏi vào học ngành Sư phạm, hạn chế tình trạng sinh viên tốt nghiệp sư phạm không có việc làm, chuẩn đầu vào thấp; việc thực hiện liên thông trong đào tạo,...

Kết luận cuộc làm việc, đồng chí Thái Thị An Chung - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh đánh giá cao sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc tham mưu triển khai, sự đồng thuận của các cấp, các ngành trong triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trung học.

Đồng chí Thái Thị An Chung - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh kết luận cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Đồng chí Thái Thị An Chung - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh kết luận cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Đồng thời, đại diện đoàn giám sát đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp các ngành tiếp tục tham mưu thực hiện tốt hơn nữa khi tiếp tục triển khai chương trình đổi mới sách giáo khoa một cách chặt chẽ, theo đúng lộ trình. Cùng đó, có chương trình bồi dưỡng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới; nghiên cứu các giải pháp cho học sinh chuyển cấp tiểu học lên THCS làm quen với phương pháp mới.

Sở Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện tốt chương trình giáo dục truyền thống lịch sử, hoạt động trải nghiệm. Sở Tài chính cần có hướng dẫn, giải pháp đảm bảo bố trí ngân sách kịp thời mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy học.

Đối với các kiến nghị của các sở, ngành, đoàn giám sát tiếp thu, tổng hợp và chuyển cấp có thẩm quyền xem xét.

Tin mới