Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

(Baonghean.vn) - Chiều 15/7, đoàn công tác của Ban chỉ đạo đề án 258 do Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm ( Bộ Công an) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về tình hình thực hiện Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định Tư pháp.
Làm việc với đoàn, về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Lê Xuân Đại - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Đề án 258 cấp tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành liên quan.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả đề án 258, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo gồm 18 thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Nhìn chung, việc tổ chức thực hiện đề án 258, luật giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đã được triển khai kịp thời, nghiêm túc nên công tác giám định tư pháp dần đi vào nề nếp. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên tư pháp được thực hiện có hiệu quả. Hiện trên địa bàn tỉnh có 03 tổ chức giám định tư pháp công lập và 07 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, đội ngũ giám định tư pháp đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhất là trong lĩnh vực pháp ý, kỹ thuật hình sự, tài chính - kế toán. Toàn tỉnh hiện có 119 giám định viên tư pháp được bổ nhiệm, số giám định tư pháp theo vụ việc là 24 người. 
Bà Nguyễn Quế Anh- Phó giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An thay mặt Ban chỉ đạo cấp tỉnh báo cáo với đoàn công tác tình hình thực hiện đề án 258 trên địa bàn tỉnh
Bà Nguyễn Quế Anh - Phó giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An thay mặt Ban chỉ đạo cấp tỉnh báo cáo với đoàn công tác tình hình thực hiện đề án 258 trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Lê Xuân Đại- Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh mong muốn Ban chỉ đạo đề án 258 Trung ương sẽ quan tâm, hỗ trợ địa phương tháo gỡ khó khăn liên quan đến đội ngũ giám định viên, bác sỹ pháp y, các chế độ, chính sách phục vụ công tác giám định tư pháp...để đề án 258 triển khai hiệu quả
Đồng chí Lê Xuân Đại - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh mong muốn Ban chỉ đạo đề án 258 Trung ương sẽ quan tâm, hỗ trợ địa phương tháo gỡ khó khăn liên quan đến đội ngũ giám định viên, bác sỹ pháp y, hành lang pháp lý, các chế độ, chính sách phục vụ công tác giám định tư pháp...để Đề án 258 triển khai hiệu quả.

Công tác kiểm tra về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp đã được Ban chỉ đạo đề án 258 cấp tỉnh quan tâm, thực hiện đảm bảo đúng thời gian, tiến độ và nội dung theo kế hoạch đề ra. Kết luận giám định cơ bản đáp ứng yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hoạt động giám sát tư pháp đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tránh oan sai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, người bị hại, các bên đương sự trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính.

Đại tá  Đậu Xuân Đông- Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự ( Công an tỉnh) nêu ý kiến
Đại tá Đậu Xuân Đông - Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh) nêu ý kiến "việc quản lý đội ngũ giám định viên pháp y của ngành y tế tại các huyện chưa tốt. Cần tăng cường quản lý trên lĩnh vực này..."
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án cũng đã gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định như việc: đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn chưa có Văn phòng giám định tư pháp nào đăng ký hoạt động; trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giám định tư pháp còn hạn chế, việc cập nhật thông tin KHKT của các nước tiên tiến gặp nhiều khó khăn; thiếu giám định viên giàu kinh nghiệm thực tế và năng lực chuyên môn tại các huyện, thành, thị. Hiện trên địa bàn tỉnh có 4 địa phương chưa có giám định viên pháp ý (TP Vinh, Hoàng Mai, Thái Hòa, Diễn Châu); chất lượng giám định pháp y tử thi chưa cao, hoạt động giám định hàm lượng chất ma túy còn thiếu; kết luận giám định trong một số trường hợp chưa chính xác, chưa đúng với nội dung trưng cầu giám định nên còn phải yêu cầu biện luận để làm rõ, trả hồ sơ bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại, thời gian kết luận giám định chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giám định tư pháp được quan tâm, đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu một số phương tiện thiết yếu để phục vụ yêu cầu giám định...
Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến đánh giá Nghệ An là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp trong đó có việc triển khai thực hiện đề án 258
Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến đánh giá Nghệ An là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác cải cách tư pháp trong đó có việc triển khai thực hiện đề án 258.
Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm đánh giá Nghệ An là một trong những địa phương thực hiện tốt nhất công tác cải cách tư pháp trong đó có việc triển khai thực hiện Đề án 258 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; ghi nhận và chia sẻ những khó khăn, bất cập đối với công tác giám định tư pháp, pháp y của địa phương liên quan đến đội ngũ chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Trong thời gian tới, Thiếu tướng đề nghị tỉnh tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quan hệ, phối hợp giữa các sở ngành liên quan để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn; quan tâm các chính sách đặc thù để thu hút nguồn nhân lực; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ cho các giám định viên; tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện đề án 258 và chủ động đề xuất, kiến nghị với các bộ ngành về cơ chế, chính sách liên quan để tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án có hiệu quả./.
Khánh Ly

Tin mới