Thí sinh hứng thú với nội dung Hoàng Sa, Trường Sa trong đề văn

(Baonghean.vn)- Câu đầu tiên của đề thi môn Văn sử dụng bài thơ Hát về một hòn đảo của Trần Đăng Khoa với hình ảnh người lính đảo, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã khiến thí sinh hứng thú.

Đề văn:

devan3_660x0.jpg

"Hát về một hòn đảo" là  bài thơ được trích trong tập thơ Trường Sa của nhà thơ Nguyễn Đăng Khoa. Viết ở Đảo Thuyền chài, nhà thơ đã miêu tả về cuộc sống gian khổ và những vất vả hiểm nguy của cuộc sống người lính đảo. Trên tinh thần đó, đề thi yêu cầu thi sinh phân tích phần đọc hiểu và nói lên tình cảm của mình với người lính đảo… Với đề thi này, học sinh không bất ngờ, bởi từ hai năm trở lại đây biển đảo luôn luôn là một đề tài “nóng” và được giáo viên ở các nhà trường đề cập nhiều.

Tuy nhiên, năm nay với một góc nhìn khác, các thí sinh có cơ hội được bày tỏ tình cảm của mình với những người lính, không ngại gian khổ, không ngại hi sinh sẵn sàng ỏ nơi tiền tuyền “đầu sóng ngọn gió” để bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương đất nước. Nói về đề thi năm nay, thí sinh Phan Thị Nguyệt Hà -  học sinh trường THPT Cao Thắng, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ rằng: em rất thích đề thi của môn văn học. Bản thân em từ lâu vẫn luôn ngưỡng mộ, tự hào, khâm phục những người lính hải quân Việt Nam. Từ tình cảm đó, em dễ dàng thể hiện trong bài thi của mình và không phải suy nghĩ nhiều.

Thí sinh và phụ huynh đang bàn luận về đề thi
Thí sinh và phụ huynh đang bàn luận về đề thi

 Cũng với mạch về chủ đề biển đảo trên, phần làm văn (4 điểm) yêu cầu học sinh cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng là một đề văn thú vị. Đặt trong hoàn cảnh hôm nay, hình ảnh của những người phụ nữ “chân yếu tay mềm” nhưng vẫn quyết tâm bám biển, bám thuyền giữ vững biển đảo quê hương vẫn luôn làm lay động tất cả mọi người. Thí sinh Phan Thị Nguyệt Hà nói thêm rằng: Đề thi năm nay là một đề thi rộng, qua đó chúng em được thoải mái tự do bày tỏ cảm xúc của mình. Những tình cảm chân thật về quê hương, đất nước đều thường trực trong mỗi trái tim người Việt và em nghĩ tất cả thí sinh đều không xa lạ với yêu cầu của đề.

Niềm vui làm được bài
Niềm vui làm được bài

Câu hỏi về “rèn luyện kỹ năng sống” là một câu hỏi khác  trong phần nghị luận của  đề thi năm nay. Một số ý kiến cho rằng, phần liên hệ thực tế phải là những vấn đề thời sự, chính trị nên khá bất ngờ với câu hỏi này. Tuy nhiên, khi triển khai, học sinh lại thích thú với đề thi bởi “kỹ năng sống” là một trong những yêu cầu mới của ngành giáo dục và các em được học hàng ngày, hàng giờ ở nhà trường. Bên cạnh đó, đề thi cũng đề cập đến “hiểm họa vô cảm”, đến “nạn bạo lực” đến sự “khô héo tâm hồn”.

Thi sinh Thái Thị Hải Yến – trường THPT Đô Lương 3 chia sẻ rằng: em nghĩ một bộ phận thanh niên ngày nay đang có lối sống vô cảm với nỗi đau khổ và sự bất hạnh của người khác. Vì vậy, đề thi đưa ra vấn đề này là một lời cảnh báo để mọi người sống tích cực, có ý thức có trách nhiệm hơn với tất cả mọi người.

Trả đồ cho thí sinh
Trả đồ cho thí sinh

Chiều nay, thí sinh sẽ bắt đầu vào làm bài thi môn tự chọn.

                                                                                  Hà - Chung

TIN LIÊN QUAN

Tin mới