Hội nghị góp ý kiến vào luật trưng cầu ý dân

(Baonghean.vn) - Sáng ngày 17/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào dự án Luật trưng cầu  ý dân. Đồng chí Phạm Văn Tấn - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.
Cùng tham dự có đồng chí Trần Văn Mão - Ủy viên thường trực HĐND tỉnh, đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ban ngành liên quan; UBND các huyện, thành, thị và các cộng tác viên pháp luật.
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị.
Dự án Luật Trưng cầu ý dân (dự kiến trình Quốc hội khóa 13 xem xét thông qua tại kỳ họp lần thứ 10 sắp tới) gồm 9 chương, 56 điều, quy định các vấn đề có liên quan đến việc đề nghị, quyết định, tổ chức, các cơ quan, tổ chức phụ trách, danh sách cử tri và khu vực bỏ phiếu, trình tự, thủ tục bỏ phiếu; quyền, nghĩa vụ của cử tri trong trưng cầu ý dân và kết quả trưng cầu ý dân...
ông Trần Văn Mão- Ủy viên thường trực HĐND tỉnh cho rằng việc trưng cầu dân ý là vấn đề quan trọng của quốc gia vì vậy không nên mở rộng chủ thể đề nghị trưng cầu ý dân
Đồng chí Trần Văn Mão - Ủy viên thường trực HĐND tỉnh cho rằng vấn đề cần đưa ra trưng cầu dân ý là vấn đề quan trọng của quốc gia vì vậy không nên mở rộng chủ thể (cơ quan, tổ chức) đề nghị trưng cầu dân ý.
Luật sư Nguyễn Trọng Hải ( Trưởng văn phòng luật sư Trọng Hải và cộng sự) cho rằng
Luật sư Nguyễn Trọng Hải (Trưởng văn phòng luật sư Trọng Hải và cộng sự) cho rằng " nên quy định bỏ phiếu từ xa cho những công dân Việt Nam không hiện diện vào thời điểm bỏ phiếu vì đó là cơ hội để công dân thể hiện trách nhiệm của mình đối với những vấn đề quan trọng của đất nước".
Ông Nguyễn Quốc Thắng- Trường chính trị tỉnh cho rằng cần bổ sung mở rộng thêm qui định về trưng cầu ý dân ở phạm vi địa phương để giải quyết những vấn đề liên quan đến KTXH quan trọng của từng địa phương
Đồng chí Nguyễn Quốc Thắng - Trường Chính trị tỉnh cho rằng cần bổ sung mở rộng thêm quy định về trưng cầu ý dân ở phạm vi địa phương để giải quyết những vấn đề liên quan đến KTXH quan trọng của từng địa phương.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề trong dự thảo Luật Trưng cầu ý dân như đề nghị trưng cầu ý dân, phạm vi trưng cầu ý dân, chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân, quy định tỷ lệ cử tri bỏ phiếu để đảm bảo tính hợp lệ và hiệu lực của vấn đề trưng cầu, trách nhiệm báo cáo kết quả trưng cầu ý dân, vấn đề bỏ phiếu đối với những công dân không hiển diện vào thời điểm bỏ phiếu, giải quyết khiếu nại liên quan đến trưng cầu ý dân.…
Một số đại biểu cho rằng ngoài các vấn đề quan trọng của đất nước cần tổ chức trưng cầu ý dân rộng rãi, bổ sung mở rộng thêm quy định về trưng cầu ý dân phạm vi địa phương và khu vực để tạo điều kiện giải quyết, tháo gỡ các vấn đề vướng mắc trong đời sống kinh tế xã hội của địa phương.
Các cộng tác viên pháp luật dự hội nghị
Các cộng tác viên pháp luật dự hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Văn Tấn đánh giá cao ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời, mong muốn các đại biểu tiếp tục nghiên cứu và gửi ý kiến góp ý bằng văn bản để Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, hoàn chỉnh Dự thảo Luật./.
Khánh Ly

Tin mới