Khám phá kiến trúc mẫu mực, nét cổ kính của đền Bà Chúa ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Đền Bà Chúa ở xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương là một công trình kiến trúc tôn giáo được nhân dân khởi dựng lên để thờ Tam toà Thánh Mẫu, về sau đền cùng phối thờ thêm các nhân thần có công với đất nước gồm Cao Sơn - Cao Các, quan Lê Quý Công.
Đền Bà Chúa tọa lạc trên một khu đất rộng 2.565m2 nằm thoải ven bãi sông Lam, phong cảnh hữu tình. Hiện đền lưu giữ nét cổ kính hiếm có, trầm mặc cùng thời gian hàng trăm năm. Ảnh: Ngọc Phương

Đền Bà Chúa tọa lạc trên một khu đất rộng 2.565m2 nằm thoải ven bãi sông Lam, phong cảnh hữu tình. Hiện đền lưu giữ nét cổ kính hiếm có, trầm mặc cùng thời gian hàng trăm năm. Ảnh: Ngọc Phương

Trụ cổng đền với hình tượng long ẩn vân (rồng lượn trong mây). Ảnh: Ngọc Phương

Trụ cổng đền với hình tượng long ẩn vân (rồng lượn trong mây). Ảnh: Ngọc Phương

Những mảnh sứ cổ được xác định là sứ Trung hoa có niên đại đầu đời nhà Thanh (gốm sứ Trung hoa được giao thương sang Việt Nam vào đầu triều Nguyễn). Ảnh: Ngọc Phương

Những mảnh sứ cổ được xác định là sứ Trung hoa có niên đại đầu đời nhà Thanh (gốm sứ Trung hoa được giao thương sang Việt Nam vào đầu triều Nguyễn). Ảnh: Ngọc Phương

Bờ nóc đền với hình tượng rồng và linh vật rất sinh động. Ảnh: Ngọc Phương

Bờ nóc đền với hình tượng rồng và linh vật rất sinh động. Ảnh: Ngọc Phương

Nhìn từ phía sau đền góc bên phải, sẽ thấy mái đền từ thượng điện, trung điện, hạ điện và tả, hữu của hạ điện tôn thêm nét cổ kính. Ảnh: Ngọc Phương

Nhìn từ phía sau đền góc bên phải, sẽ thấy mái đền từ thượng điện, trung điện, hạ điện và tả, hữu của hạ điện tôn thêm nét cổ kính. Ảnh: Ngọc Phương

Chính điện ngôi đền với các bức hoành phi, câu đối cổ. Ảnh: Ngọc Phương

Chính điện ngôi đền với các bức hoành phi, câu đối cổ. Ảnh: Ngọc Phương

Chiếc chuông cổ treo ở trong đền. Ảnh: Ngọc Phương

Chiếc chuông cổ treo ở trong đền. Ảnh: Ngọc Phương

Mái đền với những kèo, cột, oai, bẩy, mảng miếng chạm trổ rất tinh tế, thể hiện niềm mong muốn trường tồn, phú quý của người xưa. Ảnh: Ngọc Phương

Mái đền với những kèo, cột, oai, bẩy, mảng miếng chạm trổ rất tinh tế, thể hiện niềm mong muốn trường tồn, phú quý của người xưa. Ảnh: Ngọc Phương

Phía trên cao sát mái gian Trung điện có các bức tượng phật và nhân thần. Bên dưới có ba chữ nho: Tam Quang Chiếu. Dịch nghĩa: Mặt trời, mặt trăng, tinh tú (sao) cùng chiếu sáng. Ảnh: Ngọc Phương

Phía trên cao sát mái gian Trung điện có các bức tượng phật và nhân thần. Bên dưới có ba chữ nho: Tam Quang Chiếu. Dịch nghĩa: Mặt trời, mặt trăng, tinh tú (sao) cùng chiếu sáng. Ảnh: Ngọc Phương

Một gian thờ nhỏ bên hữu gian Trung điện. Ảnh: Ngọc Phương

Một gian thờ nhỏ bên hữu gian Trung điện. Ảnh: Ngọc Phương

Phía trong gian Thượng điện là 3 bức tượng cổ thờ Bà Chúa Liễu Hạnh (chính giữa), Bà Chúa Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Ảnh: Ngọc Phương

Phía trong gian Thượng điện là 3 bức tượng cổ thờ Bà Chúa Liễu Hạnh (chính giữa), Bà Chúa Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Ảnh: Ngọc Phương

Phía trước đền là dòng sông Lam trong xanh uốn lượn, xung quanh xưa kia là một làng mạc trù phú, nay là những cánh đồng, ruộng ngô tươi tốt. Đền Bà Chúa được coi là một mẫu mực điển hình của phong cách kiến trúc truyền thống, đăng đối, có tiền, có hậu, có thượng, có hạ, có tả, có hữu được bố cục trải dài theo chiều sâu, nên đã tạo cho di tích một không gian thoáng đãng, nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, linh thiêng của chốn đền đài, miếu mạo. Ảnh: Ngọc Phương

Phía trước đền là dòng sông Lam trong xanh uốn lượn, xung quanh xưa kia là một làng mạc trù phú, nay là những cánh đồng, ruộng ngô tươi tốt. Đền Bà Chúa được coi là một mẫu mực điển hình của phong cách kiến trúc truyền thống, đăng đối, có tiền, có hậu, có thượng, có hạ, có tả, có hữu được bố cục trải dài theo chiều sâu, nên đã tạo cho di tích một không gian thoáng đãng, nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, linh thiêng của chốn đền đài, miếu mạo. Ảnh: Ngọc Phương

Tin mới