Không để phát sinh phí, lệ phí

(Baonghean) - Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính - ông  Phạm Đình Thi, về một số nội dung quan trọng của Dự thảo Luật Phí và lệ phí. 
P.V: Thưa Vụ trưởng, thời gian qua, khi lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Phí và lệ phí, đã có một số ý kiến đề nghị cần quy định cả các dịch vụ do các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước cung cấp. Ông cho biết quan điểm của Bộ Tài chính về vấn đề này?
Vụ trưởng Phạm Đình Thi: Về nội dung trên, Bộ Tài chính cho rằng việc đưa các dịch vụ do các tổ
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng  Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính.
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính.
chức, cá nhân ngoài Nhà nước cung cấp ra khỏi phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật sẽ có tác dụng trong thúc đẩy xã hội hóa, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà khối tư nhân có thể tham gia cung cấp dịch vụ. Nhà nước sẽ rút dần các hoạt động đầu tư, cung cấp dịch vụ ở các lĩnh vực mà tư nhân có thể tham gia và chỉ cung cấp các dịch vụ quan trọng, thiết yếu, liên quan đến an sinh xã hội mà khu vực tư nhân không có khả năng tham gia. Bên cạnh đó, để tránh tác động lớn đến đời sống của người dân và xã hội, Nhà nước sẽ quản lý đối với các dịch vụ do tư nhân cung cấp theo quy định của Luật Giá, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân, đảm bảo tính cụ thể, minh bạch của Luật, Bộ Tài chính đã phối hợp với cơ quan thẩm tra của Quốc hội tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, và danh mục phí và lệ phí được chi tiết ngay tại dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định cụ thể, theo dòng phí và lệ phí (nếu có). Điều này cho phép có thể thực hiện thống nhất các khoản phí, lệ phí, bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn, song phải đảm bảo không phát sinh tăng thêm khoản phí, lệ phí trong Danh mục đã quy định trong Luật.  
Cần lưu ý là danh mục phí, lệ phí được quy định trong Luật là khá lớn, việc quy định cơ chế thu, mức thu và phương thức thu phụ thuộc vào đặc điểm, định mức kinh tế - kỹ thuật của từng loại phí, lệ phí. Do đó, Bộ Tài chính thấy việc quy định ngay trong luật các nội dung này là không khả thi mà sẽ phân cấp cho Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh quyết định cụ thể về mức thu và phương thức thu phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí ở từng địa phương cụ thể. 
P.V: Có phải đã có ý kiến đề nghị quy định ngay trong Luật toàn bộ các khoản thu phí được nộp 100% vào NSNN, khoản phí do đơn vị sự nghiệp công lập thu được để lại một phần, nhưng quy định khung mức thu và tỷ lệ để lại ngay trong luật?
Vụ trưởng Phạm Đình Thi: Tại Điều 5 của Luật NSNN số 83/2015/QH13 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và DNNN thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật. Do vậy, để bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật, tiếp thu ý kiến, cơ quan soạn thảo dự kiến sửa lại Điều 10 của Dự thảo luật để phù hợp với quy định của Luật NSNN.  
Đã có những đề nghị quy định ngay trong Luật về mức thu và tỷ lệ (%) để lại cho các đơn vị tổ chức thu phí; tỷ lệ để lại cho tổ chức thu và các địa phương theo một mức thống nhất trên toàn quốc, và Bộ Tài chính cho rằng do Dự thảo có phạm vi điều chỉnh khá rộng, bao gồm rất nhiều khoản phí, lệ phí thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau; mỗi khoản phí và lệ phí có tính chất, nội dung, định mức kinh tế kỹ thuật, cơ chế quản lý đặc thù riêng. Do vậy, việc xác định mức thu, tỷ lệ để lại cho các tổ chức thu phí, lệ phí và các địa phương ngay trong Luật là không khả thi, mà chỉ quy định về nguyên tắc xác định mức thu và phân cấp cho Chính phủ và HĐND quy định cụ thể mức thu, nộp, tỷ lệ để lại của từng khoản phí cho phù hợp với thực tiễn. 
Hoặc có ý kiến đề nghị bổ sung trách nhiệm của tổ chức thu phí và lệ phí phải thu đúng, thu đủ và công khai hoạt động thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí. Tuy nhiên, phí, lệ phí ngoài thực hiện theo quy định tại Luật này còn phải thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tại Luật Quản lý thuế đã quy định khá rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thu, nộp phí, lệ phí (bao gồm cả tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ trả phí và tổ chức thu phí, nộp NSNN). Do đó, dự thảo luật không cần quy định thêm. Hay như ý kiến đề nghị quy định thủ tục khai, nộp phí và lệ phí ngay trong Luật để đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân. Đề nghị này được chúng tôi tiếp thu và bổ sung ngay trong Dự thảo luật. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, cơ quan soạn thảo dự kiến đề nghị Quốc hội cho phép, giao Chính phủ quy định chi tiết thực hiện.
P.V: Một trong những điểm nóng về phí và lệ phí trong thời gian qua là nhiều cấp có thẩm quyền quy định một số loại phí nằm ngoài Danh mục của Luật phí và lệ phí. Theo Vụ trưởng, cần giải quyết “nút thắt” này như thế nào?
Vụ trưởng Phạm Đình Thi: Việc quy định Danh mục phí, lệ phí trong Luật nhằm đảm bảo việc thống nhất trong cả nước, tránh tình trạng tự ban hành và thu các loại phí ngoài danh mục, tạo gánh nặng và gây bức xúc cho người dân trong giai đoạn vừa qua. Do đó, Bộ Tài chính đã đề nghị không bổ sung thẩm quyền cho phép chính quyền địa phương quy định một số loại phí nằm ngoài Danh mục của Luật phí và lệ phí. Trong trường hợp cần thiết, phù hợp với điều kiện phát triển KT - XH của mình, các địa phương báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung danh mục. Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến trình Quốc hội cho phép bổ sung một khoản quy định về thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. HĐND cấp tỉnh đương nhiên có quyền giám sát việc thi hành pháp luật về phí, lệ phí trên địa bàn.
Trong thực tế, có một số ý kiến đề nghị bỏ nội dung quy định nguyên tắc xác định mức thu phí “có lợi nhuận phù hợp”; đối với phí cung cấp dịch vụ của cơ quan nhà nước thực hiện thì không tính đến lợi nhuận. Có ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc “công bằng” và cân nhắc nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí trong nguyên tắc xác định mức thu. Tiếp thu ý kiến, cơ quan soạn thảo đã bỏ nguyên tắc xác định mức thu phí “có lợi nhuận phù hợp”. Tuy nhiên, để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ công, giảm bớt gánh nặng của Nhà nước, dự kiến bổ sung nguyên tắc khuyến khích thực hiện xã hội hóa. Đồng thời, để đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, bổ sung nguyên tắc xác định mức thu phí “đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân” và sửa nguyên tắc “đảm bảo bù đắp chi phí” thành “cơ bản đảm bảo bù đắp chi phí” nhằm thể hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội.  
P.V: Trân trọng cảm ơn Vụ trưởng!
Sông Hồng (Thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tin mới