Mùa hồng chín đỏ trên bản người Mông xứ Nghệ

Mùa hồng chín đỏ trên bản người Mông xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những cây hồng trĩu quả trút bỏ hết lớp lá khi mùa Đông đến trên bản làng người Mông huyện Kỳ Sơn tạo nên một vẻ đẹp hiếm có. Khắp nơi rực lên một màu đỏ của hồng chín như xua tan cái lạnh của ngày đông.  

bna_1.JPG
Bản người Mông ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) từ 2 tháng nay rực lên sắc đỏ của những cây hồng chín mọng. Ảnh: Đào Thọ
bna_2.jpg
Mùa Đông đến, những cây hồng trút hết lá chỉ còn lại những chùm quả lúc lỉu trên cành tạo nên một vẻ đẹp hiếm có. Ảnh: Đào Thọ
bna_3.JPG
Hồng chín đỏ sà trên những mái nhà sa mu truyền thống của người Mông. Ảnh: Đào Thọ
bna_4.JPG
Trên các lối đi vào bản Huồi Giảng 1, hồng được trồng hai bên đường cũng đang vào độ chín mọng. Ảnh: Đào Thọ
bna_5.JPG
Theo người dân nơi đây, loại hồng này phải chín mềm mới có thể ăn được và ít có giá trị kinh tế. Vì thế, họ chỉ chọn một số quả chín để làm quà hoặc dùng ăn trong gia đình. Ảnh: Đào Thọ
bna_6.JPG
“Cứ đến mùa hồng, tôi lại vào Tây Sơn chơi, chủ yếu để hái ít hồng mang về trưng bày trong khuôn viên nhà làm cảnh, một số quả chín thì biếu anh em, bạn bè” – anh Nguyễn Thạc Đồng, một du khách đến từ xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn) cho hay. Ảnh: Đào Thọ
bna_7.JPG
Hồng chín cũng là món ăn ưa thích của những đứa trẻ người Mông ở vùng cao xứ Nghệ. Ảnh: Đào Thọ
bna_8.JPG
Nhiều du khách ở các nơi khác đến Tây Sơn mùa này chủ yếu để săn mây, ngắm hoa đào nở và diện trang phục người Mông để “check-in” cùng những cây hồng trĩu quả. Ảnh: Đào Thọ

Tin mới