Nghệ An: Đề xuất thành lập mới, sáp nhập, đổi tên 70 khối, xóm

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh, tại cuộc họp Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã đồng tình chủ trương thành lập mới, sáp nhập, đổi tên 70 khối, xóm thuộc 7 huyện, thành phố đưa ra kỳ họp thứ hai HĐND tỉnh sắp tới.
Sáng 3/8, Ban Pháp chế, HĐND tỉnh tổ chức cuộc họp thẩm tra một số báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sáng 3/8, Ban Pháp chế, HĐND tỉnh tổ chức cuộc họp thẩm tra một số báo cáo, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Mai Hoa

Tham gia cuộc họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Nam Đình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh.

Chủ trương sáp nhập, đổi tên khối, xóm, thôn, bản trên địa bàn tỉnh nhằm tinh gọn lại bộ máy, giảm số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xóm, tiết kiệm chi cho ngân sách địa phương, nâng cao hiệu quả quản lý đối với cộng đồng dân cư của chính quyền cấp xã đã được HĐND tỉnh Nghệ An ban hành tại một số nghị quyết trong năm 2020.

Thông qua thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành, toàn tỉnh hiện còn tổng số 3.804 xóm, giảm được 2.082 xóm so với trước khi thực hiện sáp nhập. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số xóm chưa đạt quy mô số hộ gia đình theo quy định.

Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tham gia ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: Mai Hoa
Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tham gia ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: Mai Hoa

Trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh, thẩm tra về dự thảo nghị quyết về việc thành lập, sáp nhập, đổi tên khối, xóm ở các xã thuộc các huyện Anh Sơn, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Thanh Chương và thành phố Vinh; các thành viên tham gia dự họp cơ bản đồng tình với các nội dung mà UBND tỉnh trình.

Tuy nhiên, một số thành viên cũng nêu một số băn khoăn về việc tách một số hộ dân ở một xóm khác thêm vào một xóm để thành lập xóm mới. Tương tự cũng cần cân nhắc việc đổi tên khối, xóm, thôn, bản sau sáp nhập.

Đồng chí Lê Đình Lý
Đồng chí Lê Đình Lý - Giám đốc Sở Nội vụ trình bày dự thảo nghị quyết. Ảnh: Mai Hoa

Ý kiến thành viên Ban Pháp chế HĐND tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh quan tâm giải quyết các bất cập sau sáp nhập liên quan đến cán bộ, chính sách và cơ sở vật chất, tránh lãng phí…

Theo đó, dự thảo nghị quyết lần này đề cập đến việc thành lập 5 xóm, thôn mới, thuộc 3 xã Thanh Đức, Thanh Mai và Thanh Thủy (huyện Thanh Chương).

Đồng chí Kha Văn Tám - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch LĐLD tỉnh
Đồng chí Kha Văn Tám - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm giải quyết các bất cập sau sáp nhập liên quan đến cán bộ, chính sách và cơ sở vật chất, tránh lãng phí. Ảnh: Mai Hoa

Việc sáp nhập xóm theo dự thảo nghị quyết gồm có 17 xóm thành 9 xóm tại huyện Diễn Châu, Thanh Chương và thành phố Vinh.

Việc đổi tên xóm gồm 48 xóm; trong đó huyện Anh Sơn có 10 xóm; huyện Diễn Châu 15 xóm; huyện Hưng Nguyên 15 xóm; huyện Nghi Lộc 7 xóm; huyện Nghĩa Đàn có 1 xóm.

Đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh giải trình một số vấn đề mà các thành viên có ý kiến về
Đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh giải trình một số vấn đề mà các thành viên có ý kiến liên quan đến dự thảo nghị quyết quy định số lượng phó chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và mức trợ cấp ngày công đối với lực lượng dân quân tự vệ. Ảnh: Mai Hoa

Cũng trong sáng nay, Ban Pháp chế HĐND tỉnh cũng tiến hành thẩm tra dự thảo  nghị quyết về phê duyệt tổng số người làm việc hưởng lương từ ngân sách, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên, tổ chức hội năm 2022; báo cáo về công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thẩm tra dự thảo nghị quyết quy định số lượng phó chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và mức trợ cấp ngày công đối với lực lượng dân quân tự vệ; dự thảo nghị quyết phê duyệt đề án tổ chức, xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Thanh Tùng giải trình một số nội dung mà các thành viên quan tâm. Ảnh: Mai Hoa
Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Thanh Tùng cho ý kiến về nguồn kinh phí đảm bảo để thực hiện nghị quyết quy định số lượng phó chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và mức trợ cấp ngày công đối với lực lượng dân quân tự vệ. Ảnh: Mai Hoa

Tin mới