Nghệ An: Quy hoạch cảng cạn Depot - ICD và trung tâm logistics tại xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Tại Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 15/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An đến năm 2040, đây là một trong các dự án sẽ được ưu tiên đầu tư, xây dựng đợt đầu.

Theo đó, trong các dự án ưu tiên đầu tư, xây dựng đợt đầu được chỉ ra tại Quyết định số 93/QĐ-TTg, về hạ tầng kỹ thuật, tập trung vào cảng biển, đường sắt, đường bộ…

Đối với đường sắt sẽ xây dựng mới ga trung chuyển kết hợp cảng cạn Depot - ICD và trung tâm logistics tại xã Nghi Yên điểm giao đường D4 và Quốc lộ 1A.

Vị trí xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Ảnh: Google maps.

Vị trí xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Ảnh: Google maps.

ICD (Inland Container Depot) là cảng cạn, cảng khô, cảng nội địa, hoặc gọi tắt là Depot. Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế.

Cảng cạn được coi là một mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức, góp phần giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian lưu hàng tại cảng, với chức năng chính là điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trọng, thủ tục Hải quan,… đồng thời có thể có những chức năng phụ như đóng rút hàng tại bãi, lắp đặt trang thiết bị, kho đóng hàng lẻ, làm bao bì, đóng gói chân không và vẽ mã hiệu hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh container, vận chuyển hàng nội địa,…

Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế. Ảnh minh họa.

Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế. Ảnh minh họa.

Điều 04, Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định: Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển.

Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An đến năm 2040 được điều chỉnh, cũng chỉ rõ sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật cảng biển; trong đó tập trung hoàn chỉnh đầu tư xây dựng cảng Cửa Lò, cảng Đông Hồi.

Được biết, hiện nay, Nghệ An đang tập trung triển khai các thủ tục để khởi công xây dựng cảng nước sâu Quốc tế Cửa Lò, tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, dự kiến trong quý III/2023 với Khu cảng gồm 1 bến tàu cho tàu 30.000 DWT và 1 bến tàu cho tàu 50.000 DWT và các hạng mục công trình hạ tầng hàng hải khác gồm: Tuyến đê chắn sóng dài 1.470m, luồng tàu và các thiết bị báo hiệu an toàn hàng hải và khu hậu phương cảng 20ha.

Dọc hai bên đường D4 (Quốc lộ 7C) nối từ Quốc lộ 1A đến Cảng nước sâu Cửa Lò định hướng điều chỉnh cơ bản quỹ đất để phục vụ quy hoạch xây dựng khu hậu cần cảng và khu công nghiệp sạch gắn liền với hậu cần cảng. Ảnh: Thành Duy

Dọc hai bên đường D4 (Quốc lộ 7C) nối từ Quốc lộ 1A đến Cảng nước sâu Cửa Lò định hướng điều chỉnh cơ bản quỹ đất để phục vụ quy hoạch xây dựng khu hậu cần cảng và khu công nghiệp sạch gắn liền với hậu cần cảng. Ảnh: Thành Duy

Cùng với đó, một loạt tuyến đường bộ sẽ tiếp tục được ưu tiên xây dựng, hoàn thiện. Cụ thể như, hoàn thiện tuyến đường ven biển chạy qua Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An; xây dựng mới tuyến đường nối đường Quốc lộ 7C - N5 với cảng biển Bắc Cửa Lò; xây dựng mới tuyến đường kết nối Quốc lộ 7 - Khu B KCN Thọ Lộc với Quốc lộ 1A; xây dựng mới tuyến N1, tuyến N2 đoạn nối quốc lộ 1A và khu đô thị số 4; xây dựng mới tuyến đường kết nối du lịch Hồ Xuân Dương - Đền Cuông - Cửa Hiền; đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông khung.

Ngoài các hạ tầng trên, Quy hoạch điều chỉnh cũng đề cập đến việc ưu tiên nâng cấp, đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước, cấp điện, viễn thông, thoát nước trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An; dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải các khu công nghiệp; nhà máy xử lý và tái chế rác thải theo công nghệ hiện đại.

Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An đến năm 2040 được điều chỉnh cũng chỉ rõ một số dự án khu công nghiệp, du lịch, đô thị sẽ được ưu tiên đầu tư, xây dựng đợt đầu.

Về khu công nghiệp: Đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp VSIP, Nam Cấm, Thọ Lộc, Đông Hồi, Hoàng Mai I, Hoàng Mai II nhằm đáp ứng nhu cầu đất công nghiệp giai đoạn trước mắt; thu hút đầu tư khu công nghiệp hỗ trợ phát triển cảng biển kết hợp dịch vụ logistics, hậu cần cảng...

Bãi Tiền Phong, xã Nghi Tiến (Nghi Lộc) sẽ là một trong các trọng điểm để hình thành các trung tâm dịch vụ du lịch kết hợp đô thị ven biển. Ảnh: Thành Duy

Bãi Tiền Phong, xã Nghi Tiến (Nghi Lộc) sẽ là một trong các trọng điểm để hình thành các trung tâm dịch vụ du lịch kết hợp đô thị ven biển. Ảnh: Thành Duy

Về du lịch: Hình thành các trung tâm dịch vụ du lịch kết hợp đô thị ven biển khu vực từ Bãi Tiền Phong, Bãi Lữ, Cửa Hiền...; đầu tư xây dựng các công trình có tính chất tạo động lực nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của đô thị số 3 tại xã Nghi Yên kết hợp trung tâm đào tạo nhân lực cho khu kinh tế; kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án du lịch, sân golf tại khu vực hồ Xuân Dương, xã Diễn Trung, xã Nghi Tiến...; quảng bá hình ảnh du lịch gắn với các tour tuyến du lịch tại khu kinh tế và các khu du lịch lân cận.

Về đô thị: Thực hiện các dự án phát triển nhà ở gắn với hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật cho từng khu đô thị, đáp ứng việc cải tạo, sắp xếp tái định cư, nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân và hình thành đô thị; xây dựng, cải tạo và bổ sung các trung tâm chuyên ngành như trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, trung tâm văn hóa, công viên vui chơi giải trí và thể dục thể thao. Xây dựng khu quảng trường gắn với trục chính cảnh chính cảnh quan; cải tạo chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các khu dân cư hiện hữu; cải tạo hệ thống công trình thoát nước mưa và hệ thống sông ngòi khu vực đô thị trung tâm kết hợp thiết kế cảnh quan và môi trường đô thị.

Khu vực hồ Xuân Dương, thuộc xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu được xác định là địa điểm kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án du lịch, sân golf. Ảnh: Thành Duy

Khu vực hồ Xuân Dương, thuộc xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu được xác định là địa điểm kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án du lịch, sân golf. Ảnh: Thành Duy

Theo quy hoạch được điều chỉnh, tổng diện tích đất khu đô thị đến năm 2040 khoảng 2.029 ha, được chia thành các khu: Khu đô thị hiện hữu (thuộc thị xã Cửa Lò) diện tích khoảng 359 ha, phát triển gắn với thành phố Vinh; Khu đô thị Đông Nam (khu đô thị số 1) diện tích khoảng 460 ha, phát triển gắn với thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò; Khu đô thị - du lịch Nghi Tiến (khu đô thị số 2) diện tích khoảng 200 ha, phát triển gắn với dịch vụ hỗ trợ cảng biển và du lịch; khu đô thị - du lịch Nghi Yên (khu đô thị số 3) diện tích khoảng 310 ha, phát triển dịch vụ du lịch, gắn với đào tạo nghề; Khu đô thị Đông Bắc (khu đô thị số 4) diện tích khoảng 700 ha, gắn với đô thị Phủ Diễn phát triển dịch vụ, du lịch, trung tâm hỗ trợ cho khu vực phía Nam.

Tin mới