Nhà báo cần chịu trách nhiệm với phát ngôn trên facebook

Chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, facebook người ta không những nghe được mà còn nhìn được bằng chữ, đó sẽ là bằng chứng tội phạm nếu thông tin không chính xác… nên bất kỳ ai cũng cần chịu trách nhiệm với phát ngôn của mình.
Đó là một trong những chia sẻ của ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Công ty Le Bros, thành viên của Tập đoàn Truyền thông Lê  với phóng viên
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Bros cho rằng, phóng viên, nhà báo cần chịu trách nhiệm với phát ngôn của mình trên facebook.
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Bros cho rằng, phóng viên, nhà báo cần chịu trách nhiệm với phát ngôn của mình trên facebook.
Ông Vinh cho hay, bất kể ai khi tham gia mạng xã hội (MXH) facebook, đó là nơi công cộng nên tất cả thông tin khi đưa lên mọi người đều biết đến. Nguyên tắc ứng xử MXH không khác gì khi chúng ta ứng xử chỗ đông người, bất cứ ai cũng phải hiểu điều đó, nhất là phóng viên, nhà báo.
Mặc dù cho rằng, không hẳn phải xây dựng bộ quy tắc sử dụng MXH đối với các phóng viên, nhà báo, nhưng theo ông Vinh: “Những phát ngôn nơi công cộng như MXH thì người phát ngôn nhất là phóng viên, nhà báo cần phải chịu trách nhiệm với những phát ngôn của mình. Bởi lẽ, không những người ta nghe được mà còn nhìn được bằng chữ viết về những thông tin chia sẻ và đó sẽ là những bằng chứng tội phạm nếu thông tin không chính xác”.
Là người có kinh nghiệm nghiên cứu về truyền thông, vị Chủ tịch Le Bros lưu ý, phóng viên, nhà báo có nguyên tắc nghề nghiệp rất rõ ràng nên những chia sẻ trên facebook của phóng viên, nhà báo cũng cần tuân thủ nguyên tắc, như: không được thiên vị trong phát ngôn.
“Với những vấn đề đời sống thì nó là vấn đề đời thường, ai cũng có quyền được nói nhưng khi đưa ý kiến về các vấn đề vụ việc cần luôn giữ được quy tắc độc lập của phóng viên, nhà báo”, ông Vinh nói.
Cho rằng không phải vấn đề gì cũng đưa công khai lên MXH, phóng viên, nhà báo hay bất cứ ai hoạt động trong các cơ quan, tổ chức thì đều không được chia sẻ thông tin riêng của cơ quan mình hay đồng nghiệp công khai trên MXH. Ông Minh dẫn chứng, mặc dù công ty ông không đưa quy định riêng cho nhân viên về việc thông tin trên facebook, nhưng công ty có những quy định chung về các phát ngôn ra bên ngoài, trong đó bao gồm cả các vấn đề trên MXH và coi MXH cũng như là một cách phát ngôn ra bên ngoài. Do đó cũng cần có nguyên tắc.
Nhất là những vấn đề nhà báo đang điều tra, nghiên cứu, viết bài thì vẫn phải giữ nguyên tắc trung lập bởi nếu những lời phát biểu trên MXH mà thể hiện sự thiên vị thì người ta vẫn mặc định đó là quan điểm của nhà báo, nên cần tránh đưa các thông tin lên MXH khi đang điều tra.
Theo ông Vinh, mặc dù phóng viên, nhà báo được quyền thảo luận, tranh luận các vấn đề liên quan đến các vấn đề thuần túy về nghiệp vụ, nhưng đó lại là lúc thể hiện quan điểm cá nhân vì thế cũng không nên công khai thảo luận chỗ công cộng như facebook.
“Yếu tố quan trọng của nhà báo là đưa tin khách quan, khi họ đưa tin thuần túy theo sự khách quan là làm đúng bổn phận của mình. Vì thế, khi đưa các quan điểm công khai, trung lập thì không vấn đề gì nhưng khi đưa thông tin thiên vị về một phía nào đó thì không được”, ông Vinh nói.
Chia sẻ thêm về nguyên tắc thông tin trên facebook, ông Vinh cho hay, khi đưa các thông tin lên facebook của mình thì đó phải là chia sẻ những thông tin hữu ích, khách quan cho mọi người. Đồng thời, cũng phải là người có trách nhiệm với những phát ngôn của mình trên facebook.
“Vì thế, thông tin tôi chia sẻ thường là có ích cho cả cộng đồng lớn, chứ không ảnh hưởng đến nhóm cá nhân, nhóm lợi ích nào cả. Trước khi đưa thông tin lên MXH tôi thường tìm hiểu vấn đề một cách cặn kẽ, kỹ càng, hiểu vấn đề từ nhiều góc độ, lựa chọn vấn đề chứ không phát ngôn bừa hay phát ngôn thiên vị cho bên nào”, ông Vinh chia sẻ thêm.
Theo Infonet

Tin mới