Nhiều tâm tư, nguyện vọng gửi gắm đến Đại hội Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 -2028 diễn ra trong ngày 27 và 28/9. Dự đại hội có 304 đại biểu chính thức đại diện cho 499.753 hội viên nông dân toàn tỉnh mang theo tâm tư nguyện vọng chính đáng của nông dân gửi đến đại hội.

Nguyễn Công An-mobile.png

Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng, then chốt, có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi trong công tác Hội và phong trào nông dân. Trong nhiệm kỳ tới, tôi kỳ vọng Hội Nông tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hội đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nông dân; phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Đưa hoạt động của Hội hướng vào việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của nông dân. Chú trọng hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nhất là kiến thức tổ chức sản xuất, thị trường, khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân; tạo môi trường để hội viên học hỏi trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hội viên.

bna_Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và huyện Đô Lương tham quan các mô hình sản xuất trên địa bàn-Thanh Lê.jpg
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và huyện Đô Lương tham quan mô hình sản xuất trên địa bàn. Ảnh: Thanh Lê

Cùng đó, tích cực triển khai các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân nhằm nâng cao ý thức, sự gắn bó của nông dân đối với tổ chức Hội. Tăng cường tập hợp nông dân thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá ở cơ sở; nâng cao chất lượng chi hội trên địa bàn dân cư. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Hội tâm huyết, có trình độ, học vấn, kiến thức ngày càng cao, có tư duy đổi mới, am hiểu nông nghiệp, nông thôn.

* * * * *

Đỗ Hồng Sơn-mobile.png

Là cán bộ hội cơ sở là người trực tiếp, đồng hành cũng với hội viên và nhân dân tôi thấy rằng cuộc sống của hội viên, nông dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà thị trường đầu vào, đầu ra trong sản xuất nông nghiệp biến động thường xuyên. Thông qua đại hội lần này, tôi mong muốn đại hội sẽ có nhiều giải pháp để hỗ trợ người nông dân trong sản xuất, kinh doanh thông qua những chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực với điều kiện hoàn cảnh của người nông dân ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền cụ thể.

Thực tế cho thấy, công tác cán bộ của Hội ngày càng gặp nhiều khó khăn, nhất là cán bộ chi hội. Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của chi hội đòi hỏi cán bộ chi hội phải dành nhiều thời gian công sức. Tuy nhiên, chế độ hỗ trợ cho cán bộ chi hội thì rất hạn hẹp và chỉ có đồng chí chi hội trưởng được hưởng phụ cấp (các đồng chí chi hội phó, ủy viên chấp hành chi hội không có chế độ hỗ trợ).

bna_Làm đường giao thông nông thôn ở xã Nghĩa Thái (Tân Kỳ) Ảnh CSCC.jpg
Làm đường giao thông nông thôn ở xã Nghĩa Thái (Tân Kỳ). Ảnh: CSCC

Mặc dù đã có quy định chế độ chính sách cho người không chuyên trách cấp xã, thị trấn và chi hội trưởng. Nhưng chế độ phụ cấp cho cấp phó ở chi hội không được đề cập, trong lúc tổ chức Hội Nông dân có cơ cấu cấp phó chi hội. Tôi mong rằng, nhiệm kỳ tới các cấp hội tiếp tục quan tâm, kiến nghị cấp ủy, chính quyền các cấp nghiên cứu hỗ trợ một phần kinh phí để cán bộ chi hội yên tâm công tác.

* * * * *

Phạm Văn Hoài-mobile.png

Đối với người nông dân chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, điều kiện đầu tư phát triển nông nghiệp còn thấp, người dân chưa chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, để nông dân thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất.

Tôi mong muốn rằng, thời gian tới các cấp Hội Nông dân tiếp tục quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân kiến thức, khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Tăng cường xây dựng mô hình giúp nông dân tiếp cận và làm chủ khoa học, đưa cây, con giống mới năng suất, chất lượng có giá trị kinh tế cao vào canh tác, chăn nuôi.

bna_Mô hình phát triển kinh tế của anh Phạm Văn Hoài Ảnh CSCC.jpg
Mô hình phát triển kinh tế của anh Phạm Văn Hoài. Ảnh: CSCC

Từng bước thay đổi thói quen, phương thức canh tác phân tán, nhỏ lẻ của người dân, chuyển dần sang sản xuất tập trung, tạo sản phẩm có năng suất, giá trị kinh tế cao. Từ đó giúp hội viên năng động trong cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng vào thực hiện các tiêu chí của phong trào xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn.

* * * * *

Hà Thị Phương Thảo-mobile.png

Trong thời gian qua, Hội Nông dân các cấp đã có nhiều chương trình, chính sách tập trung hỗ trợ người nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn ở nhiều khía cạnh khác nhau, tạo điều kiện để các hộ chủ động phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người nông dân. Nhiệm kỳ tới, tôi mong muốn các chủ trương, nghị quyết của Đại hội Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2023 -2028 sớm đi vào cuộc sống.

Theo đó, Hội Nông dân các cấp cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét, lựa chọn những mô hình sinh kế nông nghiệp phù hợp, tăng cường hỗ trợ cho người nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Như, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa phương; tăng cường mở các lớp tập huấn, lớp nghề; lựa chọn các mô hình sinh kế gắn với việc gìn giữ và phát triển văn hoá riêng của người dân tộc thiểu số.

bna_Từ nguồn vốn Quỹ HTND giúp nông dân Nghĩa Đàn phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế.jpg
Từ nguồn vốn Quỹ HTND giúp nông dân Nghĩa Đàn phát triển chăn nuôi, phát triển kinh tế. Ảnh: Thanh Lê

Đặc biệt, nguồn vốn để phát triển kinh tế và đầu ra cho sản phẩm thật sự rất cần thiết đối với những người sản xuất nông nghiệp nói chung. Do đó hội viên nông dân mong muốn Hội Nông dân các cấp cần đặc biệt quan tâm tạo thêm nguồn hỗ trợ về vốn cũng như có giải pháp để tạo nên sự liên kết 4 nhà “Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp”.

* * * * *

Bùi thị Thảo-mobile.png

Liên kết tiêu thụ sản phẩm chính là “chìa khoá” giúp các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phát triển tốt ở các thị trường mà không lo đầu ra cho sản phẩm. Thực hiện chủ trương của Hội Nông dân tỉnh xây dựng liên kết chuỗi cửa hàng nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm các vùng miền mà tạo tiền đề kết nối tiêu thụ sản phẩm bền vững mà các cơ sở đang áp dụng đã cho hiệu quả bước đầu khá tốt.

Tuy nhiên, việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân chưa đạt được kết quả như kỳ vọng đã và đang diễn ra tại nhiều địa phương. Để phát triển chuỗi liên kết sản phẩm bền vững giá trị gia tăng cao, cần phải thường xuyên công tác đánh giá, dự báo thị trường để các chủ thể, địa phương kịp thời nắm bắt thông tin thị trường về cung cầu hàng hóa sản phẩm, kế hoạch kinh doanh và chủ động trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Tạo tiền đề giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm để “dẫn đường” cho liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

bna_xem_hang9856631_1542021.jpg
Các đại biểu tham quan cửa hàng nông sản thực phẩm an toàn tại huyện Quỳnh Lưu. Ảnh tư liệu: Quang An

Đối với những chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã được hình thành, các chủ thể cần tiếp tục duy trì phát triển để chuỗi liên kết thêm bền vững, hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời chú trọng xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nâng sức cạnh tranh cho các sản phẩm trên thị trường. Các cấp Hội cần đẩy mạnh hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển các mô hình hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân, giữa các hộ nông dân để sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị.

* * * * *

Phạm Việt Đức-mobile.png

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch là hướng đi bền vững, là xu thế tất yếu được khuyến khích các hộ dân áp dụng. Những năm qua các cấp Hội Nông dân đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân thực hiện nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đạt hiệu quả, tăng lợi nhuận nhiều lần cho nông dân so với phương pháp truyền thống. Nông sản ứng dụng công nghệ cao đầu ra thuận lợi hơn, ngoài thị trường nội địa có thể xuất khẩu chính ngạch sang một số nước. Phong trào đầu tư nông nghiệp công nghệ cao không chỉ thu hút các doanh nghiệp, chủ trang trại lớn đầu tư, mà nhiều hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ cũng đã chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang làm nông nghiệp công nghệ cao, đạt hiệu quả kinh tế tốt.

bna_phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Thanh Chương.jpg
Phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Thanh Chương. Ảnh: M.H

Tuy nhiên, hiện chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh, thiếu hấp dẫn, điều kiện thủ tục để được hỗ trợ còn khó khăn. Tôi mong rằng, nhiệm kỳ tới Hội Nông dân tỉnh tiếp tục quan tâm có nhiều chương trình, đề án hỗ trợ khuyến khích nông dân phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tích tụ, tập trung ruộng đất; hỗ trợ về vốn, giúp nông dân được tiếp cận vốn và tín dụng ưu đãi đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao. Các cấp Hội cần mở rộng hoạt động kết nối hỗ trợ nông dân đầu tư áp dụng các thiết bị cơ giới, nhà kính, nhà lưới, chuồng trại chăn nuôi hiện đại; vận động, hỗ trợ hội viên, nông dân sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong sản xuất nông nghiệp,...

Tin mới