Thế giới tuần qua qua ảnh

(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An điểm lại những sự kiện quốc tế 'nóng' nhất trong 7 ngày qua.

1. Bom nổ tại trung tâm Bangkok, nhiều người thiệt mạng

Vụ nổ xảy ra vào khoảng 19h tại đền Erawan, trên giao lộ Ratchaprasong. Cảnh sát cho biết quả bom tự chế được để lại trên một băng ghế bên cạnh hàng rào thấp của ngôi đền. Theo thống kê đến thời điểm này, có ít nhất 20 người chết và 125 người bị thương.

Hiện trường vụ đánh bom ngay giữa thủ đô Bangkok. Ảnh: Reuters.
Hiện trường vụ đánh bom ngay giữa thủ đô Bangkok. Ảnh: Reuters.
Đây được coi là vụ bạo lực lớn gây chết người đầu tiên kể từ cuộc đảo chính tháng 5/2014. Nguồn: Reuters.
Đây được coi là vụ bạo lực lớn gây chết người đầu tiên kể từ cuộc đảo chính tháng 5/2014. Ảnh: Reuters.

Giới chức Thái Lan đã phát hiện ra nghi phạm sau khi theo dõi nhiều camera an ninh. Theo hình ảnh ghi lại được, gần 19h ngày 17/8, trước vụ nổ khoảng 15 phút, nghi phạm mặc áo vàng, đeo balô đen, bước vào đền Erawan tại giao lộ tấp nập giữa trung tâm Bangkok, bỏ balô ra khi ngồi xuống ghế, rồi rời đi ngay. Cảnh sát Thái Lan đã công bố hình ảnh phác họa chân dung nghi phạm, treo thưởng lớn cho ai cung cấp manh mối về y. 

Phác thảo chân dung của nghi phạm chính trong vụ đánh bom được trưng trên đường phố Bangkok. Nguồn: AFP.
Phác thảo chân dung của nghi phạm chính trong vụ đánh bom được trưng trên đường phố Bangkok. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha cho biết:
Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha cho biết: "Có thể chúng muốn phá hoại nền chính trị, kinh tế, du lịch và các thể chế khác". Ảnh: AFP.

2. Quan hệ Triều Tiên - Hàn Quốc leo thang căng thẳng

Lí do của việc xung đột Nam - Bắc Hàn căng thẳng trở lại là Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên cho đặt ba quả mìn tại khu phi quân sự (DMZ) hôm 4/8, làm hai binh sĩ nước này bị thương. Seoul quyết định đáp trả bằng cách tái triển khai chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng ở biên giới, hoạt động vốn dừng từ năm 2004.

Quân đội hai nước đã có một vài cuộc đấu pháo ở biên giới phía Tây, mặc dù không gây nhiều thương tích nhưng vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Sự việc đã khiến nhiều người quan ngại, trong đó có Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ông Ban "kêu gọi các bên kiềm chế, không tiến hành biện pháp nào có thể làm gia tăng căng thẳng, tham gia đối thoại và thúc đẩy hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên".

Tên lửa Rodong của Triều Tiên, một trong những loại vũ khi hạng nặng được đưa ra biên giới để đấu pháo với Hàn Quốc. Nguồn: Yonhap.
Tên lửa Rodong của Triều Tiên, một trong những loại vũ khi hạng nặng được đưa ra biên giới để đấu pháo với Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Hàn Quốc tăng số lượng lính kiếm soát tuyến đường dẫn tới khu công nghiệp chung. Nguồn: Reuters.
Hàn Quốc tăng số lượng lính kiếm soát tuyến đường dẫn tới khu công nghiệp chung. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, vào hôm qua quan chức hai bên đã có cuộc đàm phán để tháo ngòi căng thẳng tại làng Panmunjom ở biên giới vào chiều qua. Thời hạn trong tối hậu thư mà Bình Nhưỡng đưa ra hiện đã hết nhưng cũng chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. 

Kim Jong-un chủ trì cuộc họp với Quân ủy trung ương hôm qua. Các nhà phân tích dự đoán tình trạng căng thẳng hiện nay cuối cùng cũng sẽ dịu xuống. Nguồn: Reuters.
Ông Kim Jong-un chủ trì cuộc họp với Quân ủy trung ương hôm qua. Các nhà phân tích dự đoán tình trạng căng thẳng hiện nay cuối cùng cũng sẽ dịu xuống. Ảnh: Reuters.

3. Thủ tướng Hy Lạp bất ngờ từ chức

Hy Lạp vừa nhận được một tin sốc từ Thủ tướng Alexis Tsipras khi ông đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống vào giữa tuần. Điều đáng nói là chính ông Tsipras là người rất nỗ lực cứu Hy Lạp trong thời gian khủng hoảng vừa qua. Ông đã phải đồng ý cắt giảm khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm cải cách lương hưu, để đổi lấy gói cứu trợ và giữ Hy Lạp trong khu vực đồng euro.

Ông Tsipras, người giữ chức thủ tướng từ tháng 1, tuyên bố từ chức trên truyền hình. Nguồn: Reuters.
Ông Tsipras, người giữ chức thủ tướng từ tháng 1, tuyên bố từ chức trên truyền hình. Ảnh: Reuters.

Hy Lạp hôm qua nhận được 13 tỷ euro (14,5 tỷ USD) đầu tiên của gói cứu trợ, giúp Athens trả món nợ 3,2 tỷ euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu và tránh vỡ nợ.

4. Thủ lĩnh số hai của IS bị tiêu diệt

Mỹ tiêu diệt kẻ quyền lực số hai trong nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) trong một cuộc không kích tại Iraq, giáng một đòn mạnh vào tổ chức cực đoan. Nhà Trắng cho biết Mutazz là "điều phối viên chính" cho việc di chuyển vũ khí, thiết bị nổ, xe cộ và người dân giữa Iraq và Syria. Hắn là người phụ trách hoạt động ở Iraq và đã tham gia lập kế hoạch tấn công vào Mosul hồi tháng 6 năm ngoái. Hắn từng là một trung tá trong quân đội của lãnh đạo Iraq bị lật đổ, Saddam Hussein, trước khi trở thành lãnh đạo cốt lõi của IS. Mutazz từng bị quân đội Mỹ tại Iraq giam giữ ở trại Bucca, Harleen Gambhir.

"Fadhil Ahmad al-Hayali, hay còn được gọi là Hajji Mutazz, bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của quân đội Mỹ ngày 18/8, khi đang di chuyển gần Mosul, Iraq, cùng với người phụ trách truyền thông của nhóm có tên Abu Abdullah", Reuters dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết trong một thông báo hôm qua. Ảnh: Internet.
"Fadhil Ahmad al-Hayali, hay còn được gọi là Hajji Mutazz, bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của quân đội Mỹ ngày 18/8, khi đang di chuyển gần Mosul, Iraq, cùng với người phụ trách truyền thông của nhóm có tên Abu Abdullah", Reuters dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết trong một thông báo hôm qua. Ảnh: Internet.

5. Nhiều người nhập cư bất hợp pháp xin quy chế tị nạn tại Bỉ

Người tị nạn châu Phi khi đã tới được bờ biển Italy hay Hy Lạp, đa số đều tìm cách đi lên phía Bắc với mong muốn trốn được sang Anh. Cũng có những người tới được các nước phía Bắc nhưng không sang Anh mà ra trình diện và xin tị nạn tại Pháp, Bỉ hay Hà Lan.

Những người tị nạn thậm chí ngủ ở ngay bên đường để có mặt tại Sở Di trú Bỉ nhằm xin quy chế tị nạn sau chuỗi ngày chui lủi, lênh đênh trên Địa Trung Hải, đi bộ xuyên Italy và Pháp. Nguồn: Demotix.
Những người tị nạn thậm chí ngủ ở ngay bên đường để có mặt tại Sở Di trú Bỉ nhằm xin quy chế tị nạn sau chuỗi ngày chui lủi, lênh đênh trên Địa Trung Hải, đi bộ xuyên Italy và Pháp. Ảnh: Demotix.
Phần đông là người Syria và Iraq. Ngoài tiếng mẹ đẻ, họ không biết ngôn ngữ nào khác. Ảnh : Activestill.
Phần đông là người Syria và Iraq. Ngoài tiếng mẹ đẻ, họ không biết ngôn ngữ nào khác. Ảnh : Activestill.

Theo luật, trong vòng 8 ngày kể từ khi có mặt tại Bỉ, người nhập cư phải ra trình diện. Cảnh sát sẽ chụp ảnh, lấy dấu vân tay, kiểm tra sức khỏe của họ. Những người đủ điều kiện sẽ được cấp phép, còn lại sẽ bị tạm giữ chờ ngày xử lý. Hiện Bỉ phải biến một số doanh trại thành trại tị nạn để tiếp nhận 5.000 người tị nạn cho đến cuối năm, và phải chi 20 triệu euro mỗi quý để giải quyết vấn đề này.

Nhật Minh

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới