5 người phụ nữ bản lĩnh của chính trường Việt Nam

(Baonghean.vn) - Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng... là những nữ lãnh đạo nổi bật qua các thời kỳ của nước ta.

1Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968 - 1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định.

Bà Nguyễn Thị Bình là người phụ nữ duy nhất ký vào Hiệp định Paris năm 1973.

Bà Nguyễn Thị Bình nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968 - 1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định.

2.  Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, sinh năm 1947 từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan... Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Từng là giảng viên đại học Paris III, thông thạo tiếng Anh và Pháp, bà Ninh được xem là một trong những nhà ngoại giao nổi bật và cá tính nhất của Việt Nam thời Đổi mới.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, sinh năm 1947 tại Thừa Thiên Huế. Bà từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan... Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Từng là giảng viên đại học Paris III, thông thạo tiếng Anh và Pháp, bà Ninh được xem là một trong những nhà ngoại giao nổi bật và cá tính nhất của Việt Nam thời Đổi mới.

Bà trở thành nhà ngoại giao bắt đầu bằng công việc phiên dịch và bà đã học được nhiều kinh nghiệm khi đi dịch cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Xuân Thuỷ, ông Nguyễn Cơ Thạch...

Bà Tôn Nữ Thị Ninh (mặc áo dài) trong một lần tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh trở thành nhà ngoại giao bắt đầu bằng công việc phiên dịch và bà đã học được nhiều kinh nghiệm khi đi dịch cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Xuân Thuỷ, ông Nguyễn Cơ Thạch...

Trên cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội bà đã có những phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền từ phía Mỹ và Quốc hội Mỹ. Nhiều chính khách trên thế giới đều phải thừa nhận rằng, ít có một nhà ngoại giao nào có thể đại diện cho Việt Nam một cách ý tứ và bặt thiệp được như bà Tôn Nữ Thị Ninh.

3. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954 tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà từng giữ chức Phó Giám đốc Sở tài chính Bến Tre, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, Thứ trưởng Bộ Thương Mại, Bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH. Tháng 8/2011, bà được bầu là 1 trong 4 Phó Chủ tịch Quốc hội. Năm 2013, bà trở thành nữ Ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7. Ngày 31/3, tại kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, với 95% đại biểu tán thành, bà Nguyễn Thị Kim Ngân trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954 tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà từng giữ chức Phó Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, Thứ trưởng Bộ Thương Mại, Bộ trưởng Bộ LĐ - TB& XH. Tháng 8/2011, bà được bầu là 1 trong 4 Phó Chủ tịch Quốc hội.

Năm 2013, bà trở thành nữ Ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7. Ngày 31/3/2016, tại kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, với 95% đại biểu tán thành, bà Nguyễn Thị Kim Ngân trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.

4. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng

Bà Tòng Thị Phóng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.

Bà Tòng Thị Phóng được Tạp chí Forbes đánh giá là một trong những người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Năm 1965, bà Phóng tham gia cách mạng. Đến năm 1971 bà tham gia công tác thanh niên và chính quyền tại địa phương cho đến khi được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La từ năm 1991-1996.

Năm 1997, bà trúng đại biểu Quốc hội khóa X và được bầu làm Phó Chủ nhiệm kiêm nhiệm Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Đầu năm 2001, bà được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn La. Tháng 4 cùng năm này, bà được phân công làm Bí thư Trung ương Đảng.

Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của bà là tái đắc cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI sau khi liên tục đảm nhận vị trí này các khóa IX, X và được bầu vào Bộ Chính trị ngày 19/1/2011.

Bà giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội trong suốt nhiệm kỳ này. Tại Đại hội Đảng lần thứ XII, bà Phóng một lần nữa tái đắc cử và được bầu vào Bộ Chính trị, trở thành 1 trong 3 nữ Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.

5. Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai

Bà Trương Thị Mai.
Bà Trương Thị Mai.

Bà Trương Thị Mai quê tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Cùng với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Tòng Thị Phóng, bà Trương Thị Mai là 1 trong 3 nữ chính khách quyền lực tại Việt Nam tại thời điểm bà được bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII hồi tháng 1/2016. Trước đó bà Mai cũng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.

Bà Mai là đại biểu Quốc hội liên tiếp từ khóa X, XI, XII và XIII và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII.

Trong khi bà Kim Ngân trưởng thành từ công tác quản lý tài chính, thương mại thì bà Mai có nhiều kinh nghiệm về công tác Đoàn khi trải qua các vị trí Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Khi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (năm 2011), bà Mai trở thành Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Tháng 1/2016, tại Đại hội Đảng lần thứ XII, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội được bầu vào Bộ Chính trị và sau đó được phân công làm Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới