Nghệ An: Còn 13 xã chưa có trưởng Công an xã

(Baonghean.vn) - Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh đối với các báo cáo thuộc lĩnh vực nội chính sẽ được trình tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Đồng chí Phan Đức Đồng - Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh tham gia bổ sung quy chế hoạt động của HĐND tỉnh
Đồng chí Phan Đức Đồng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì cuộc thẩm tra. Ảnh: Mai Hoa

Đồng chí Phan Đức Đồng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì cuộc thẩm tra.

Tham gia cuộc thẩm tra có đồng chí Nguyễn Xuân Sơn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Cao Thị Hiền - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Lê Xuân Đại – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số ban, ngành cấp tỉnh.

Báo cáo về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật 6 tháng đầu năm 2017; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm do Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh trình bày, cho thấy, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh có những diễn biến phức tạp.

Tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, 6 tháng đã phát hiện 502 vụ, làm chết 14 người, 187 người bị thương, thiệt hại tài sản 18,1 tỷ đồng. Tội phạm ma túy, phát hiện, bắt giữ  569 vụ, 710 đối tượng. Ý thức chấp hành của các tổ chức và cá nhân còn thấp.

Trong 6 tháng, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý 61.635 vụ việc vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 54 tỷ đồng. Cùng với đó, các đối tượng phản động, chống đối đã móc nối, cấu kết với các chức sắc cực đoan trong tôn giáo lợi dụng các sự kiện chính trị nhạy cảm, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là sự cố ô nhiễm môi trường biển liên quan đến dự án Formosa để kích động, tụ tập đông người, gây rối ANTT trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Lê Xuân Đại - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm rõ một số vấn đề mà các thành viên Ban Pháp chế HĐND tỉnh nêu. Ảnh: Mai Hoa
Đồng chí Lê Xuân Đại - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm rõ một số vấn đề mà các thành viên Ban Pháp chế HĐND tỉnh nêu. Ảnh: Mai Hoa

Cũng tại cuộc thẩm tra, Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết: Toàn tỉnh có 884 mô hình đấu tranh, phòng, chống tội phạm, trong đó có một số mô hình mới, như: “camera cộng đồng” tại thành phố Vinh; giáo họ bình yên không có tội phạm và tệ nạn xã hội” tại xã Nghi Quang (Nghi Lộc); CLB “Cựu chiến binh với công tác đảm bảo ANTT” tại xã An Hòa (Quỳnh Lưu).... Tuy nhiên, hiện đang có 13 xã chưa có Trưởng Công an xã, do Trưởng Công an xã nghỉ hưu và đang làm thủ tục bổ nhiệm.

Thẩm tra vào báo cáo, cơ bản đồng tình với dự thảo, các thành viên Ban Pháp chế và đại diện một số ngành cũng góp ý nhiều ý kiến. Ông Trần Đình Toàn – Phó trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, cho rằng: dự thảo báo cáo đang chú trọng nêu công tác phát hiện, xử lý các tội phạm và vi phạm pháp luật; trong khi đó yêu cầu của báo cáo có cả công tác phòng, chống và thực tế, phòng, chống là giải pháp rất quan trọng, nhưng báo cáo mới chỉ nêu được công tác tuyên truyền, còn các giải pháp khác chưa được đề cập, đề nghị cần bổ sung.

Ông Toàn cũng đưa ra ý kiến, hiện tại lực lượng cảnh sát giao thông đang nặng về xử lý, còn vai trò định hướng, nhắc nhở, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông chưa được quan tâm nhiều, thường khi cảnh sát giao thông “tuýt còi” thì chỉ xử phạt.

Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh trình bày dự thảo báo cáo tình hình đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Mai Hoa
Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh trình bày dự thảo báo cáo tình hình đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Mai Hoa

Còn đối với bà Thái Thị An Chung - Phó trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh quan tâm đến việc tăng cường, áp dụng các biện pháp đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện tập trung của các lực lượng chức năng góp phần “làm sạch” địa bàn, nhưng liệu có quá tải đối với các cơ sở cai nghiện như đã xảy ra ở một số tỉnh khác hay không?

Bà Chung cũng đề nghị cần làm rõ hiệu quả và phương án, cơ chế hỗ trợ đối với mô hình đấu tranh, phòng chống tội phạm hiệu quả; hướng xử lý đối với các mô hình không hiệu quả.

Nhiều ý kiến cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ tình hình tội phạm và phòng, chống tội phạm ở các khu công nghiệp; vai trò của cấp ủy, chính quyền và các ngành trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm; sự phối hợp của các ngành chức năng trong công tác này...

Lực lượng công an xã Nghi Phú (thành phố Vinh) tuần tra đảm bảo an ninh trật tự. Ảnh tư liệu
Lực lượng công an xã Nghi Phú (thành phố Vinh) tuần tra đảm bảo an ninh trật tự. Ảnh tư liệu

Kết luận nội dung này, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh - Phan Đức Đồng đề nghị cơ quan soạn thảo cần cải tiến để xây dựng báo cáo khoa học hơn, đánh giá rõ tình hình và biểu tổng hợp số liệu để đại biểu HĐND tỉnh dễ theo dõi.

Báo cáo cần quan tâm đánh giá, phân tích, làm rõ tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở từng địa bàn cụ thể, trong đó ở từng địa bàn nổi lên tội phạm gì?, từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của các địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác này.

Bên cạnh đó, báo cáo thể hiện rõ các giải pháp phòng, chống, đấu tranh với các tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật, nhất là tệ nạn ma túy, đánh bạc, cố ý gây thương tích, vi phạm trong quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường... Khẩn trương kiện toàn Trưởng Công an ở một số xã còn thiếu; gắn với nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ công an xã trong phòng, chống, đấu tranh với các loại tội phạm...

Cũng trong sáng nay, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo công tác của ngành Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2017, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm./.

Mai Hoa

TIN LIÊN QUAN

Tin mới